Có nên cho lưu thông với người đã tiêm 2 mũi vaccine?

Những người đã tiêm 2 mũi vaccine, hoặc đã nhiễm Covid-19 khỏi bệnh có nên được "nới lỏng" trong thời gian giãn cách?

Có nên cho lưu thông với người đã tiêm 2 mũi vaccine?

Tính đến ngày 5/9, Việt Nam đã có hơn 21 triệu liều vaccine được tiêm, trong đó có gần 18 triệu người được tiêm mũi 1 và hơn 3 triệu người tiêm mũi 2.

TP Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, khoảng hơn 6 triệu người trên 18 tuổi tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ khoảng 88% và gần 400.000 người tiêm mũi 2. Một số tỉnh phía Nam cũng đang tăng tốc tiêm vaccine. Bình Dương đã tiêm được hơn 1,13 triệu liều vaccine, trong đó có hơn 1 triệu liều mũi 1 và hơn 46.000 liều mũi 2. Để quyết tâm đưa tỉnh trở lại trạng thái “bình thường mới” vào ngày 15/9, Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vaccine nhằm tăng độ bao phủ, đạt miễn dịch cộng đồng.

Việt Nam đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, để đạt tới mục tiêu này thì còn rất xa, bởi lượng vaccine về Việt Nam còn ít. Hà Nội là vùng dịch nhưng tỉ lệ tiêm vaccine còn thấp.

Hiện TP Hồ Chí Minh cũng đang dự thảo kế hoạch phục hồi kinh tế, trong đó có dự kiến áp dụng việc kiểm soát người dân di chuyển, làm việc, tham gia các hoạt động tại nơi công cộng khi đã có “giấy thông hành vaccine” thay cho giấy đi đường, kết quả xét nghiệm âm tính...

Hiện nay, đang có 2 luồng ý kiến tranh luận về việc cho lưu thông với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Theo Hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh, những người đã tiêm 1 mũi vaccine đủ 14 ngày hoặc 2 mũi vaccine hoặc mắc COVID-19 đã khỏi bệnh có thể quay trở lại công việc của mình tại các công ty, cửa hàng, nhà máy, công trình... Công ty nào có tỷ lệ người lao động tiêm vaccine cao có thể cho trở lại làm việc, cửa hàng nào nhân viên có giấy chứng nhận tiêm vaccine có thể cho trở lại buôn bán. Những nhà máy, công trình xây dựng mà người lao động ở đó đã tiêm đủ ít nhất 1 liều vaccine và đã qua 14 ngày có thể quay trở lại hoạt động.

Với tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 cao và số lượng hàng chục nghìn bệnh nhân khỏi bệnh, đã có miễn dịch cộng đồng thì TP Hồ Chí Minh có thể tính tới phương án nới lỏng giãn cách để dần hồi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, việc nới lỏng giãn cách sẽ thực hiện từng phần và có giám sát.

Với một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, những người đã tiêm đủ mũi vaccine và áp dụng 5K có thể trở lại cuộc sống làm việc, học tập bình thường. Đề nghị Bộ Y tế sớm có hướng dẫn với nhóm đã tiêm đủ 2 mũi vaccine có giấy thông hành riêng, nhưng quản lý chặt chẽ khu vực đông người. Tại khu vực tập trung ít người, mọi người đã tiêm vaccine và mắc bệnh đã khỏi có thể đi làm.

Tuy nhiên, có một số chuyên gia lại không đồng tình quan điểm trên, bởi hiện Việt Nam chưa đạt tỷ lệ tiêm bao phủ 70% dân số, chưa có miễn dịch cộng đồng, vì thế người đã tiêm đủ liều vẫn có thể bị nhiễm (không triệu chứng hoặc nhẹ), vẫn là nguồn lây cho người khác. Đặc biệt, người được tiêm vaccine mà nhiễm Covid-19 đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể lây lan cho người chưa tiêm vaccine và gây bùng phát dịch ở đó.

Trên thế giới, một số nước cũng áp dụng chính sách đối với những người đã hoàn thành 2 mũi vaccine, không cần đánh giá kháng thể được cho phép đi lại bình thường, thì thực tế hiện nay đang chứng minh việc áp dụng đó không ổn.

“Số lượng người bị nhiễm đột phá khá cao, lên tới 40% tùy loại vaccine (vaccine có tỷ lệ nhiễm đột phá dao động từ 20% đến 40%). Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay cũng không biết có thuộc diện có bị nguy cơ bị nhiễm đột phá hay không?”.

Theo phân tích của các chuyên gia, ngay cả trong trường hợp tiêm rồi, khi bị nhiễm virus vẫn có số lượng ngày nhất định đào thải dữ dội, dù thời gian có thể ngắn hơn với người không được tiêm. “Người không được tiêm có thể đào thải virus trong 7 ngày, nhưng người được tiêm đủ 2 mũi vaccine có thể chỉ đào thải ngắn trong 3 ngày, nhưng 3 ngày đó vẫn nguy cơ. Việc hoàn thành 2 mũi tiêm chỉ có giá trị bảo vệ người khi nhiễm bệnh sẽ có tình trạng lâm sàng nhẹ, tải lượng virus thấp nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Do đó, nếu đặt ra vấn đề lịch sử đã hoàn thành tiêm chủng vaccine COVID-19 để kết luận được đi lại thoải mái rất khó.

Để những người đã tiêm vaccine được có một quy định riêng về đi lại, trước hết phải đánh giá được khu vực sinh sống an toàn - tức là địa phương nơi người tiêm vaccine ở đã được tiêm chủng với tỷ lệ cao, đã tiêm hết cho những đối tượng như người cao tuổi, người bệnh nền thì có thể tính tới việc cho đi lại thoải mái trong vùng an toàn. Nhưng nếu họ đã từng đến điểm nguy cơ thì sẽ không an toàn.

PV (tổng hợp)

Hà Nội, TP.HCM cần hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 trước 15/9 Hà Nội, TP.HCM cần hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 trước 15/9

Bộ Y tế có Công điện số 1316 gửi Chủ tịch UBND TP.HCM, Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Long An và Đồng Nai về việc ...

Vaccine COVID-19: Nếu không xuất hiện phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả? Vaccine COVID-19: Nếu không xuất hiện phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả?

Một số người hoàn toàn không có phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19, trong khi nhiều người khác sốt, đau đầu, mỏi cơ.

Các nước giàu có thể dư 1,2 tỉ liều vaccine vào cuối năm 2021 Các nước giàu có thể dư 1,2 tỉ liều vaccine vào cuối năm 2021

Theo kết quả thống kê của hãng phân tích Airfinity có trụ sở tại Anh, đến cuối năm 2021, các quốc gia giàu có nhiều ...

Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm khách có "hộ chiếu vaccine" Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm khách có "hộ chiếu vaccine"

Sân bay Vân Đồn đón 297 công dân Việt Nam trên chuyến bay đầu tiên thí điểm cách ly y tế 7 ngày, những người ...

/ Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống