Vụ cô giáo “quyền lực” không giảng bài tại Trường THPT Lâm Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM đã khiến dư luận dậy sóng thời gian qua và cô giáo này đã phải nhận lỗi sai và xin lỗi học sinh: “Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi”.
Cô đã nhận sai vì đã không giảng bài trước học sinh lớp 11A1 trong suốt hơn 3 tháng.
Nhưng thưa cô, cô có biết bản chất của cái sai này nằm ở đâu không?
Cái “sai” của cô là đã không chịu tương tác với học trò.
Vì sao vậy? Vì đã là nhà giáo thì không cho phép cô muốn giảng bài thì giảng, không muốn thì không giảng. Là nhà giáo, trước tiên cô phải làm tròn các chức phận của nghề. Làm nghề giáo, cô phải luôn tương tác với học sinh, không thể vì bực bội hay ghét bỏ mà cứ im lặng với các trò. Là nhà giáo, cô phải biết yêu thương học trò như chính con em mình…
Nước mắt của cô học sinh Phạm Song Toàn khi kể lại sự việc thể hiện sự uất ức. Học sinh đến lớp còn có một nhu cầu rất lớn là được tương tác với những “người lái đò” trong một mối quan hệ vui vẻ, yêu thương. Học trò không chỉ kính trọng những “người lái đò” đã đưa mình sang con sông kiến thức, mà còn muốn thấu hiểu tính tình, hoàn cảnh của thầy cô giáo. Điều đó giúp cho tình cô trò gắn kết hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đã có bao câu chuyện cảm động về mối quan hệ thầy – trò sau hàng chục năm tốt nghiệp ra trường, học trò vẫn một mực kính trọng và nhớ về thầy cô giáo cũ, là vì giữa họ đã có những năm tháng gắn bó, sẻ chia.
Làm học trò, không có điều gì khiến bị ức chế và uất ức hơn là không có được sự tương tác từ thầy cô vì cảm giác như bị bỏ mặc, bị đặt ra ngoài lề.
Chẳng khác nào trường hợp những đứa trẻ trong gia đình, hết ngày này qua tháng nọ chỉ nhận được sự lặng thinh từ phía bố mẹ, chúng sẽ cảm thấy buồn bã, bứt rứt, đau khổ, hoài nghi.v.v… biết nhường nào.
Thưa cô giáo “quyền lực”, một khi cô đã chọn nghề giáo, thì cô phải có sự tương tác và dạy dỗ, yêu thương… học sinh; nếu cô không làm được những điều này, thì đừng chọn nghề giáo làm gì.
Cô hứa cô sẽ giảng bài trở lại tại lớp 11A1. Nhưng thưa cô, hãy nhớ điều mà học sinh cần không phải chỉ là những lời giảng cho xong mà phải là sự giảng bài có thực tâm tương tác với học trò, với sự cởi mở và ân cần chỉ bảo.
Giáo viên không giảng bài: Không yêu trò đừng làm nhà giáo
Nhà trường cũng như một xã hội thu nhỏ mà ở đó, thầy cô giáo chính là những tấm gương cho học sinh noi theo. ... |
Không yêu trò, đừng làm nhà giáo
Nhà trường cũng như một xã hội thu nhỏ mà ở đó, thầy cô giáo chính là những tấm gương cho học sinh noi theo. ... |
Cô giáo lên lớp 3 tháng không giảng bài: Cô trò ôm nhau hòa giải
Học sinh của lớp 11A1 đã chủ động đề nghị buổi gặp gỡ để trao đổi, làm rõ vấn đề với cô giáo Trần Thị ... |
Cô giáo im lặng suốt học kỳ: ‘Không để giáo viên là chúa tể của lớp học\'
Tiến sỹ Văn học Phạm Hữu Cường cho rằng, tôn sư trọng đạo là điều cần thiết, nhưng không thể để tình trạng giáo viên ... |
Cô giáo “quyền lực” không giảng bài: Cần loại những giáo viên “cá biệt” khỏi ngành
Chuyện một học sinh khóc khi gặp lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM, phản ánh về việc cô giáo dạy Toán THPT suốt một học ... |
Cô giáo “quyền lực” không giảng bài khi lên lớp từng bị phản ánh xúc phạm nặng nề học sinh
Liên quan đến phản ánh của học sinh Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) về việc cô giáo dạy Toán của em ... |