Phần lớn các em học sinh còn đang quá ngây thơ và thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử, thậm chí các em chỉ nghĩ đơn giản nó như viên kẹo thơm.
Sau “cơn sốt” shisa, sử dụng thuốc lá điện tử (vape) thời gian gần đây “bùng nổ” tại Việt Nam.
Nếu như ở nước ngoài, vape được kỳ vọng như một liệu pháp để cai và giảm các tác hại của thuốc lá, thì khi du nhập vào Việt Nam, vape đã bị biến tướng, trở thành một trào lưu thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu của giới trẻ.
Tại Việt Nam vape đang được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng sử dụng khi sản phẩm này được quảng bá ít độc hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường dù chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.
Thuốc lá điện tử còn được gọi là e-cigarette, hệ thống phân phối nicotine điện tử, thuốc lá vaporizer và bút vape.
Trước đây, chúng được phát minh ra và coi như một phương pháp để cai nghiện hay hạn chế việc hút thuốc lá.
Một điếu thuốc lá điện tử hoạt động bằng pin và thả ra liều nicotine bốc hơi để người dùng hít vào.
Những năm gần đây, nhận thức về thuốc lá điện tử đã đổi khác khi ngày càng có nhiều tác hại của thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
|
|
Một bộ phận giới trẻ, học sinh, sinh viên coi việc hut Vape như một thú chơi thời thượng. Ảnh: Tuổi trẻ |
Càng nguy hại hơn khi vape được xem như 1 hàng công nghệ với thiết kế thời trang đầy sức hấp dẫn nhất là giới trẻ hiện nay.
Nguy cơ các thiết bị này đang ngày càng thu hút sự tò mò ở lứa tuổi học sinh ngày càng hiển hiện và phổ biến hơn.
Phần lớn các em học sinh còn đang quá ngây thơ và thiếu hiểu biết, nhiều con chỉ nghĩ đơn giản nó như viên kẹo thơm.Trong khi trên thực tế, các em quá dễ dàng để mua được qua mạng Internet hay ngoài cửa hàng, cá biệt, thậm chí học sinh còn tiện tay "mượn tạm" của bố (mẹ) để đem đến lớp khoe bạn, dùng thử...
Nhận thưc về tác hại của thuốc lá điện tử của các em học sinh và cả gia đình cũng đều rất hạn chế.
Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới” do Bộ Y tế tổ chức ngày 15/11 tại Hà Nội, các chuyên gia y tế đã đưa ra những thông tin giật mình về sự nguy hiểm của thuốc lá điện tử.
Theo đó, tại hội thảo, các chuyên ra Y tế đã chỉ ra rằng có nhiều bằng chứng cho thấy việc hít phải các hương liệu trong dung dịch của thuốc lá điện tử lâu dài sẽ gây ra các vụ ngộ độc nicotine, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Các chuyên gia y tế cũng phân tích sâu hơn về tác hại của thuốc lá điện tử, đó là làm tăng nguy cơ nghiện nicotine cả với người đã từng hút và chưa hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây ra các vụ nổ/bỏng, chấn thương, gãy xương, tăng tỉ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.[1]
Không chỉ Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do thuốc lá điện tử gây ra.
Ngày 15/11 nhà chức trách Bỉ đã ghi nhận trường hợp một thanh niên 18 tuổi tử vong vì suy hô hấp được cho là do thuốc lá điện tử và một hợp chất độc hại trong thuốc lá điện tử.[2]
|
|
Một nan nhân của Vape. Ảnh FoxNews |
Trường hợp trên tương tự một loạt ca tử vong tại Mỹ được cho là do tinh dầu vitamin E acetate.
Tinh dầu này được sử dụng như chất làm đặc trong tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa hợp chất THC (tetrahydrocannabinol), một thành phần trong cây gai dầu (cây cần sa).[3]
Cũng trong ngày 15/11, Philippines đã thông báo về ca bệnh đầu tiên liên quan đến thuốc lá điện tử trong bối cảnh giới chức y tế nước này quan ngại về quyết định mới đây của của tòa án ngăn cản họ đưa ra quy định kiểm soát sản phẩm này.
Trước đó, vào tháng 10, Bộ Y tế Philippines cũng đã yêu cầu các bệnh viện tập hợp hồ sơ bệnh án liên quan đến thuốc lá điện tử và xây dựng các quy định để hạn chế tình trạng lạm dụng hình thức hút thuốc lá này.[4]
|
|
Không khó để sở hữu một lọ tinh dầu để hút vape. Trên thị trường hiện nay, mặt hàng này rất khó kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Báo Hà Nội Mới. |
Trong báo cáo được công bố hồi tháng Bảy vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh thuốc lá điện tử "thực sự độc hại" và không thể được khuyên dùng như một công cụ giúp từ bỏ việc hút thuốc lá.Tại Mỹ, thuốc lá điện tử đang là hình thức phổ biến nhất trong việc sử dụng thuốc lá của thanh thiếu niên Mỹ và lan ra trên toàn thế giới.
Số lượng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử tăng 900% từ năm 2011 đến năm 2015.
Năm 2016, hơn 2 triệu học sinh trung học cơ sở và phổ thông Mỹ đã thử dùng thuốc lá điện tử.
Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 29/10 vừa qua, đã có 37 trường hợp tử vong ghi nhận tại 24 bang ở Mỹ có liên quan tới thuốc lá điện tử và các sản phẩm của thuốc lá [điện tử.[4]
Theo báo cáo của Viện Kiểm soát thuốc lá toàn cầu, hiện đã có 42 quốc gia có quy định cấm hoặc quản lý ở các khía cạnh khác nhau đối với thuốc lá làm nóng.
Có 8 quốc gia có quy định cấm bán thuốc lá làm nóng, trong đó có Thái Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Đông Timor...
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế thời gian tới sẽ học tập kinh nghiệm về quản lý các loại thuốc lá thế hệ mới, đồng thời trình Quốc hội và Chính phủ việc cấm các sản phẩm thuốc lá điện tử gây hại cho sức khỏe người dân.[1]
Thuốc lá điện tử vẫn có chất gây ung thư! |
Thuốc lá điện tử nguy hiểm thế nào? |
Vận động viên 17 tuổi phổi "cạn sạch" không khí, phải thay vì thuốc lá điện tử |