Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ đã thu thập để Cơ quan điều tra, Bộ Công an tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật việc để ngoài sổ sách 197.200 USD từ Chương trình liên kết đào tạo của Trường Đại học ngoại thương với các cơ sở đối tác ở nước ngoài.
Ngày 5.3, Thanh tra Chính phủ chính thức ra thông báo công bố kết luận thanh tra việc giải quyết tố cáo một số nội dung về quản lý tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và công tác cán bộ tại Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT).
Sau khi rà soát các nội dung tố cáo và nội dung xem xét, giải quyết của các cơ quan chức năng, Thanh tra Chính phủ xem xét kết luận một số nội dung tố cáo.
Liên quan tới tố cáo về chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc giai đoạn 2006-2013, Đoàn thanh tra đã đưa ra kết quả xác minh.
Cụ thể, giai đoạn 2006-2013, Đại học Ngoại thương đã ký 32 hợp đồng đào tạo với 10 cơ sở đối tác (Trung Quốc), toàn bộ giá trị trên hợp đồng được tính bằng USD, mỗi hợp đồng quy định nhiều khoản thu do Đại học Ngoại thương thu.
Thực tế đã đào tạo 1068 sinh viên, tổng số tiền phải thu theo hợp đồng là 1.156.147 USD, Phòng Kế hoạch Tài chính của Đại học Ngoại thương chỉ thu 02 khoản (học phí và ký túc xá) số tiền phải thu là 1.073.950 USD tương đương 19.196.109.900 đồng, chênh lệch số tiền 82.197 USD do các đối tác đã thu mà Đại học Ngoại thương không thu khoản này.
Trong số tiền Đại học Ngoại thương đã thu qua thanh tra thấy từ 9.2006 đến 3.2010, bà Đào Thị Thu Giang (Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính) đã giao cho bà Nguyễn Thị Hoa thu của 224 sinh viên, thuộc 8 hợp đồng với 8 đơn vị khác nhau trong Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc số tiền 197.200 USD (tương đương 3.228.225.000 đồng) không nhập quỹ, không ghi sổ kế toán của Đại học Ngoại thương.
Đến ngày 08.5.2013, Phòng Kế hoạch Tài chính mới lập (Phiếu thu số T06/05) thu số tiền 3.016.975.650 đồng vào quỹ tiền mặt của Đại học Ngoại thương và hạch toán là thu nhập bất thường năm 2013; số tiền chênh lệch 211.249.350 đồng đã chi phí cho quản lý 170.200.350 đồng, chi mua vật tư kỹ thuật phục vụ quản lý sinh viên Trung Quốc 41.049.000 đồng.
Việc để ngoài sổ sách 197.200 USD (tương đương 3.228.225.000 đồng) thu từ Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc từ 9.2006 đến tháng 5.2013 đã là vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 7 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003; Khoản 1 Điều 72 Luật Ngân sách nhà nước số: 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và có dấu hiệu tội có ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Bộ luật hình sự năm 1999).
Toàn bộ số tiền phải thu từ liên kết đào tạo với Trung Quốc đã được thu vào quỹ của Đại học Ngoại thương; Đại học Ngoại thương chỉ để ngoài số sách 197.200 USD (tương đương 3.228.225.000 đồng) từ 9.2006 đến tháng 5.2013; Không có cơ sở kết luận ông Châu với bà Giang lấy tiền chia nhau.
Trách nhiệm để xảy ra vi phạm thuộc về Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách vật chất, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính giai đoạn 2006-2013.
Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ đã thu thập để Cơ quan điều tra, Bộ Công an tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật việc để ngoài sổ sách 197.200 USD (tương đương 3.228.225.000 đồng) từ 9.2006 đến tháng 5.2013 từ Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc, có dấu hiệu tội có ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Bộ luật Hình sự năm 1999).
Theo nội dung tố cáo, Đại học Ngoại thương liên kết đào tạo đại học tại chức với Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Handico) là đơn vị không có chức năng đào tạo.
Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra: Năm 2007, Đại học Ngoại thương ký 03 hợp đồng liên kết đào tạo đại học tại chức với Handico, trong khi Handico không có chức năng đào tạo là trái với Điều 45, Điều 46, Luật Giáo dục 2005 quy định về vừa học, vừa làm, ngoài ra Đại học Ngoại thương còn thỏa thuận giao cho Handico quản lý lớp học, thu học phí, cử cán bộ tham gia giảng dạy và có thể mời giáo viên giảng dạy các môn khi có sự đồng ý của Đại học Ngoại thương là không đúng quy định tại Điều 58 Luật Giáo dục 2005.
Trách nhiệm đối với các vi phạm này thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và Trưởng khoa đào tạo tại chức của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005-2010.
Theo nội dung tố cáo, Đại học Ngoại thương liên kết đào tạo đại học tại chức với Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Handico) là đơn vị không có chức năng đào tạo.
Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra: Năm 2007, Đại học Ngoại thương ký 03 hợp đồng liên kết đào tạo đại học tại chức với Handico, trong khi Handico không có chức năng đào tạo là trái với Điều 45, Điều 46, Luật Giáo dục 2005 quy định về vừa học, vừa làm, ngoài ra Đại học Ngoại thương còn thỏa thuận giao cho Handico quản lý lớp học, thu học phí, cử cán bộ tham gia giảng dạy và có thể mời giáo viên giảng dạy các môn khi có sự đồng ý của Đại học Ngoại thương là không đúng quy định tại Điều 58 Luật Giáo dục 2005.
Trách nhiệm đối với các vi phạm này thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và Trưởng khoa đào tạo tại chức của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005-2010.
Vương Trần
VinUni, mô hình đại học tinh hoa đầu của Việt Nam
VinUni, trường đại học tư thục đầu tiên của VN được xây dựng theo mô hình đại học tinh hoa, đào tạo và phát triển ... |
Phù điêu có hình Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật gây tranh cãi
Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam nói hiệu trưởng Lê Văn Sửu đề cao bản thân khi phù điêu có hình ông được ... |
2.252 sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bỏ học
Tính đến học kỳ 1 của năm học này, đã có 2.252 sinh viên các khóa của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ ... |