Chứng khoán Việt 2022: Vẫn sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn

Năm 2022, thị trường chứng khoán nhìn chung vẫn sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhất là với các nhà đầu tư cá nhân.

Mặc dù trải qua hai làn sóng dịch Covid-19 nghiêm trọng tại thời điềm cuối tháng 1/2021 và tháng 5/2021, chỉ số VN-Index đã duy trì đà tăng tích cực trong năm 2021 và chính thức vượt mốc 1.500 điểm vào ngày 25/11/2021.

Tăng trưởng ấn tượng

Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết, 2021 là năm đầy biến động, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn nhưng TTCK Việt Nam đã đạt những thành quả nhất định, hệ thống giao dịch hoạt động thông suốt, thị trường hoạt động ổn định, tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và thanh khoản, thu hút nhiều NĐT trong và ngoài nước, khẳng định vị trí, vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.

Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 890 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

chung khoan viet 2022 van se la kenh dau tu hap dan

Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các NĐT trong nước dẫn dắt thị trường và hệ thống giao dịch mới của HSX chính thức được đưa vào vận hành kể từ đầu tháng 7/2021 đã giúp giải tỏa nút thắt về thanh khoản trong giai đoạn trước đó. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020. Tổng mức huy động vốn trên TTCK trong 11 tháng đầu năm đạt 444.941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.

Năm 2021, số lượng NĐT tham gia TTCK tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Hiện tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020.

Thị trường trái phiếu niêm yết duy trì ổn định, quy mô niêm yết đạt hơn 1,51 triệu tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2020, trong đó quy mô niêm yết của thị trường TPCP đạt 1,48 triệu tỷ đồng, chiếm 98,3% quy mô toàn thị trường. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 11,25 nghìn tỷ đồng tăng 9,7% so với năm 2020, trong đó giao dịch repos chiếm 34% tổng giá trị toàn thị trường.

Điểm đáng chú ý khác là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và đại chúng quy mô vốn hóa lớn được cải thiện đáng kể mặc dù đã chậm lại trong quý III dưới ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 thứ tư. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của các công ty tăng 15,7% và tổng lợi nhuận sau thuế đạt 33,4% so với cùng kỳ năm trước…

VN-Index tiến đến vùng 1.580 - 1.600 điểm?

Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam được dự báo là có nhiều khả năng sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước dịch, nhưng đi cùng với mức lạm phát cao. Lãi suất có thể tăng nhẹ nhưng nhìn chung vẫn sẽ giữ ở mức thấp nhờ thanh khoản. Trong bối cảnh như vậy, TTCK nhìn chung vẫn sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhất là với các NĐT cá nhân. Dòng vốn từ các NĐT trong nước vẫn có sự tăng trưởng nhất định trong năm 2022 nhưng phần nào đó sẽ bớt hào hứng hơn so với năm 2021, bởi mặt bằng giá cổ phiếu ở giai đoạn hiện tại nhìn chung đã được đẩy lên mức cao hơn khá nhiều so với thời điểm đầu năm 2021 và sự phục hồi chung của nền kinh tế cũng mở ra thêm những lựa chọn đầu tư khác cho nguồn vốn nhàn rỗi.

chung khoan viet 2022 van se la kenh dau tu hap dan
Số lượng các nhà đầu tư mới tăng mạnh trong năm 2021. (Ảnh: Hoàng Giáp)

Dự báo, mức cao nhất trong năm 2022 của chỉ số VN-Index có thể tiến lên đến vùng điểm số 1.580 - 1.600, tương đương với mức tăng khoảng 6-8% so với mức đỉnh của năm 2021. Bên cạnh đó, dù hệ thống giao dịch mới của HSX được chính thức đưa vào vận hành kể từ tháng 7/2021 đã giúp dỡ bỏ “điểm nghẽn” về thanh khoản khớp lệnh trên sàn HSX, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là thanh khoản trên thị trường khó có thể ghi nhận một mức tăng “bùng nổ” như trong giai đoạn nửa cuối năm 2021. Dù vậy, các chuyên gia dự báo rằng xu hướng tăng trưởng về thanh khoản sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022.

Cụ thể, khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2022 được dự báo tăng nhẹ so với năm 2021 và đạt bình quân hơn 1 tỷ cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 8-10% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch trung bình năm 2022 được kỳ vọng tăng trưởng từ 17 đến 20% so với năm 2021, tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt khoảng 28.000-30.000 tỷ đồng một phiên trên cả ba sàn.

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cũng cho biết, triển vọng TTCK được đánh giá có nhiều điểm sáng tích cực, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các thành viên thị trường để cùng chung sức phát triển thị trường. Về phía cơ quan quản lý, trong thời gian tới, UBCKNN trình các cấp có thẩm quyền quan điểm phát triển theo hướng chuyển đổi mục tiêu chiến lược từ phát triển nhanh, mạnh sang chiến lược phát triển bền vững, chú trọng hơn vào chất lượng phát triển. Cụ thể, trong thời gian trước mắt, UBCKNN sẽ tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể, quyết liệt triển khai để vừa nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước, vừa hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

chung khoan viet 2022 van se la kenh dau tu hap dan

Đãi cát, tìm vàng

Theo chuyên gia kinh tế, dịch Covid-19 đã đặt nền kinh tế Việt Nam vào một giai đoạn có nhiều biến động. Trong nước, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều biện pháp để vừa phục hồi nền sản xuất trong bối cảnh “bình thường mới” và vừa đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đang dần cải tổ lại “động cơ tăng trưởng” của mình hướng đến mục tiêu tăng trưởng thân thiện hơn với môi trường cũng như phục vụ số đông người dân tốt hơn. Trong bối cảnh như vậy, TTCK Việt Nam sẽ đối diện với mức độ biến động cao trong năm 2022 với nhiều con sóng tăng ngắn xen kẽ bởi các cú sốc giảm giá, dù xu hướng chung vẫn là đi lên.

Chính vì vậy, các NĐT kỳ vọng, sự phân hóa giữa các cổ phiếu - vốn đã bắt đầu trong quý 4/2021 sẽ tiếp tục gia tăng. Do đó, các cơ hội đầu tư trong năm 2022 cần nhiều sự chọn lọc hơn và đi sâu hơn vào từng công ty niêm yết, dựa trên kết quả kinh doanh cũng như triển vọng tăng trưởng trong bối cảnh “bình thường mới” của từng doanh nghiệp cụ thể.

Một số điểm nhấn được Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBs) nhìn nhận sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư là các doanh nghiệp bất động sản có lợi thế về quỹ đất và nguồn lực tài chính, đồng thời có mục tiêu tăng trưởng rõ ràng trong năm 2022; Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của ngành - đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ; Một số doanh nghiệp bán lẻ phục vụ nhu cầu mua sắm hồi phục trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội và thích nghi “bình thường mới”; Nhóm doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị của các ngành gắn liền với hoạt động khai thác tài nguyên trong nước như: Dầu khí, xi măng, khai thác và chế biến kim loại màu...

Ngoài ra là một vài cổ phiếu vốn hóa lớn có thể đóng vai trò dẫn dắt xu hướng của chỉ số chung trong một số giai đoạn nhất định với những sóng tăng ngắn…

Dương Công Chiến

Chứng khoán năm Tân Sửu: Nhiều kỷ lục, lắm thị phi Chứng khoán năm Tân Sửu: Nhiều kỷ lục, lắm thị phi

Chỉ số VN-Index trong năm Tân Sửu tăng gần 33% so với cuối năm Canh Tý nhưng thị trường cũng để lại không ít dư ...

La liệt cổ phiếu nằm sàn, chứng khoán giảm phiên thứ tư liên tiếp La liệt cổ phiếu nằm sàn, chứng khoán giảm phiên thứ tư liên tiếp

Kết phiên giao dịch 18/1, thị trường chứng khoán ghi nhận gần 200 mã giảm sàn khiến VN-Index mất 13,9 điểm và kéo dài mạch ...

HoSE sẽ huỷ giao dịch bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết HoSE sẽ huỷ giao dịch bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM sẽ huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn Quyết.

Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá khả quan năm 2022 Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá khả quan năm 2022

Cổ phiếu của ngành ngân hàng tăng bình quân 36,6% trong năm 2021, cao hơn 2,8% so với chỉ số VN-Index. Các cổ phiếu có ...

/ thoibaonganhang.vn