Chưa được cấp phép, thuốc kháng virus COVID-19 vẫn "cháy hàng"

Hàng loạt quốc gia đang vội vã đặt hàng Molnupiravir, một loại thuốc viên sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Merck của Mỹ, được cho là có khả năng giảm 50% nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Molnupiravir của công ty dược phẩm Mỹ Merck được dự báo là loại thuốc hữu dụng có khả năng thay đổi cuộc chiến chống COVID-19, đặc biệt là đối với những người không thể tiêm chủng. Merck đang đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp Molnupiravir và nếu được cấp phép, Molnupiravir sẽ trở thành thuốc kháng virus dạng uống đầu tiên điều trị COVID-19.

Merck cho biết sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp molnupiravir tại Mỹ. Đây là thuốc kháng virus đầu tiên đặc trị Covid-19, có thể dễ dàng kê đơn để ngăn các ca bệnh nhẹ và trung bình chuyển biến nghiêm trọng và được đánh giá là thành phần còn thiếu của kho vũ khí y tế chống nCoV.

Theo công ty phân tích Airfinity, ít nhất 8 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết các thỏa thuận hoặc đang đàm phán để mua thuốc, theo công ty phân tích Airfinity, bao gồm New Zealand, Australia và Hàn Quốc.

Trong một tuyên bố vào tháng 6, Merck cho biết họ có kế hoạch sử dụng cách tiếp cận định giá theo từng cấp độ cho các quốc gia khác nhau và cũng đã ký kết các thỏa thuận cấp phép với các nhà sản xuất chung để đẩy nhanh cung cấp thuốc ở 104 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Molnupiravir được coi là một bước tiến tích cực khi cung cấp một phương pháp điều trị Covid-19 - mà bệnh nhân không cần phải nằm viện. Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19, họ có thể bắt đầu một đợt điều trị bằng Molnupiravir theo liều bốn viên nang 200 miligam, hai lần một ngày, trong năm ngày - tổng cộng 40 viên.

Không giống như vaccine, tạo ra phản ứng miễn dịch, molnupiravir phá vỡ sự nhân lên của virus, Sanjaya Senanayake, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và phó giáo sư y khoa tại Trường Y Đại học Quốc gia Australia cho biết.

Kết quả tạm thời giai đoạn 3 từ một thử nghiệm trên 700 bệnh nhân chưa được tiêm chủng được công bố vào đầu tháng này cho thấy, thuốc có thể giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong, so với những bệnh nhân dùng giả dược. Tất cả những người tham gia đều được cho uống thuốc viên hoặc giả dược trong vòng 5 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng - và trong vòng 29 ngày, không ai trong số những người uống thuốc tử vong, so với 8 người được cho dùng giả dược.

Các chuyên gia cho biết mặc dù viên thuốc này có vẻ hứa hẹn nhưng họ lo lắng một số người sẽ sử dụng nó như một loại thuốc thay thế cho vaccine, vốn vẫn mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Đồng thời cảnh báo cuộc chạy đua dự trữ thuốc viên của châu Á có thể lặp lại tình trạng mua vaccine vào năm ngoái, khi các nước giàu hơn bị cáo buộc tích trữ liều lượng vì các nước thu nhập thấp hơn đã bỏ lỡ.

Không rõ mỗi quốc gia này sẽ trả bao nhiêu để mua Molnupiravir. Theo CNN, Mỹ đã đồng ý trả 1,2 tỉ USD cho 1,7 triệu liệu trình Molnupiravir nếu thuốc được phê duyệt, có nghĩa là chính phủ đang trả khoảng 700 USD cho mỗi liệu trình. Một phân tích của các nhà nghiên cứu Melissa Barber và Dzintars Gotham cho thấy chi phí sản xuất một liệu trình Molnupiravir khoảng 18 USD. Merck không xác nhận liệu những ước tính này có chính xác hay không. Công ty cho biết chưa công bố giá cho Molnupiravir vì thuốc chưa được chấp thuận sử dụng. Công ty có một thỏa thuận mua trước với chính phủ Mỹ và mức giá đó không đại diện cho giá niêm yết của Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.

PV (th)

Đề xuất chỉ xét nghiệm COVID-19 với khách bay từ TP.HCM Đề xuất chỉ xét nghiệm COVID-19 với khách bay từ TP.HCM
Cư dân Times City phản ánh bị dán thông báo cách ly ở cửa nhà, Chủ tịch phường lên tiếng Cư dân Times City phản ánh bị dán thông báo cách ly ở cửa nhà, Chủ tịch phường lên tiếng
Ngày 17-10, Hà Nội thêm 15 ca Covid-19, 5 người về từ các tỉnh thành có dịch Ngày 17-10, Hà Nội thêm 15 ca Covid-19, 5 người về từ các tỉnh thành có dịch
/ Nghề nghiệp và cuộc sống