Không chỉ bị đánh giày “trấn lột”, nhiều du khách nước ngoài tới TP.HCM còn bị tình trạng hàng rong chèo kéo, đặc biệt là những gánh dừa dạo “chặt chém” không thương tiếc.
Sau khi "được" gánh dừa đi một đoạn, nhóm du khách mua 3 trái dừa và phải trả 300.000 đồng vào chiều 3.10 |
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, dọc các tuyến đường Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.1)... thường tập trung nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch cũng là nơi “cát cứ” của nhóm người gánh dừa dạo chuyên “chặt chém” du khách. Nhóm này chủ yếu hoạt động từ lúc sáng sớm cho đến xế chiều và phân chia địa bàn theo tuyến đường có khách nước ngoài đi qua. Mỗi khi thấy du khách nước ngoài, họ nhanh chân bám theo mời chào đưa gánh dừa lên vai du khách, sau đó chèo kéo, “ép” khách mua dừa với giá gấp nhiều lần.
Chèo kéo, đe dọa...
Người Tây mà rành tiền Việt thì mất 50.000 - 100.000 đồng/trái. Người không rành có khi bọn chúng lấy 200.000 - 300.000 đồng/trái, thậm chí có khách lấy tiền Việt ra hỏi thì chúng rút 500.000 đồng rồi gánh dừa đi luôn Người bán hàng rong trên đường Nguyễn Trung Trực |
Chiều 26.9, tại công viên Quách Thị Trang (đoạn giao giữa Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lý Tự Trọng, Q.1), một người đàn ông khoảng 45 tuổi mặc áo thun xanh, đội mũ lưỡi trai, gánh dừa mời khách đi đường nhưng hầu như không ai mua. Khoảng 16 giờ, thấy cặp du khách người châu Á đang đi dọc đường Lý Tự Trọng, người bán dừa nhanh nhảu bước tới nở nụ cười niềm nở. Sau vài ba câu tiếng Anh “bồi”, người đàn ông dúi gánh dừa lên vai du khách nam cho anh này chụp ảnh. Cặp du khách vui vẻ tiếp nhận “tấm chân tình” của người bán dừa, cho đến khi ông này lấy từ thùng xốp ra 2 trái dừa rồi nhanh tay khui và ấn vào tay, mặc khách xua tay từ chối. Hết cách, 2 du khách miễn cưỡng cầm lấy và liên tục hỏi “How much?” (Bao nhiêu tiền? - PV). Sau vài câu trao đổi, nữ du khách trố mắt khi người bán dừa báo 150.000 đồng/2 trái. Do không rành mệnh giá tiền Việt, 2 vị khách xòe tiền ra thắc mắc thì người bán dừa nhanh tay rút mấy tờ tiền trên tay du khách này rồi rời đi trước sự ngỡ ngàng của du khách.
Chiều 3.10, cũng tại khu vực đường Lý Tự Trọng, vẫn người bán dừa dạo này “chặt chém” một du khách nam với chiêu trò tương tự. Sau khi hoàn thành công đoạn cho khách gánh dừa, ông ta níu khách lại ép phải mua 1 trái dừa. Bị khách từ chối, ông này đứng dậy khua tay múa chân tỏ vẻ bực bội, lấy cớ dừa đã khui thì khách phải mua. Không cầu cứu được ai, vị khách nước ngoài đành phải móc tiền ra trả rồi rời đi với vẻ mặt vô cùng tức giận.
Trên đường Nguyễn Du (đoạn gần Hội trường Thống Nhất, Q.1), PV cũng liên tục bắt gặp cảnh những gánh dừa đeo bám du khách nước ngoài. Thấy một nhóm 3 du khách đang dạo bộ, một nam bán dừa khoảng 25 tuổi nhanh nhảu bước tới choàng gánh dừa lên vai một người đàn ông trong nhóm. Nghĩ người bản địa thân thiện với du khách, vị khách cũng thoải mái gánh dừa đi một quãng, rồi trả lại gánh dừa và vẫy tay chào để đi tiếp. Nhưng, hỡi ôi, cả ba bị chặn lại và mỗi người phải nhận một trái dừa trong sự ngỡ ngàng đến bực tức. Chưa hết, khi cả nhóm lấy tiền ra trả 200.000 đồng cho 3 trái, thì người bán dừa liên tục lắc đầu và xòe tay đòi thêm tiền. Rốt cục, nhóm 3 du khách phải đưa thêm 100.000 đồng nữa mới yên thân.
Hai vị khách châu Á phải trả cho 1 lần chụp ảnh và 2 trái dừa với số tiền 150.000 đồng |
Chiều cùng ngày, tại công viên Quách Thị Trang (Q.1), một người bán dừa cũng “tung chiêu” với 2 du khách nước ngoài và lấy giá 50.000 đồng/trái dừa.
“Chúng tôi thấy không tốt chút nào”
Nó quá đắt và chúng tôi cảm thấy không tốt một chút nào! Một du khách Tây Ban Nha |
Tại các khu vực công viên Quách Thị Trang, khu vực đường Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa đều có biển cấm tụ tập buôn bán. Tuy nhiên, những biển cấm này dường như không có tác dụng đối với nhóm bán dừa dạo. Theo tìm hiểu của PV, những gánh dừa này đều quen biết nhau, thường xuyên đổi địa điểm cho nhau và đặc biệt rất cảnh giác với người... Việt. Mỗi khi thấy người Việt đứng gần, những gánh dừa này liền tản đi hoặc đá mắt nhau canh chừng.
Chiều 8.10, PV quay lại công viên Quách Thị Trang (Q.1) và ghi nhận những người bán dừa ở đây tiếp tục giở chiêu ép du khách mua hàng với giá “cắt cổ”. Từ Bảo tàng TP.HCM (Q.1) đi ra, 2 du khách ngoại bối rối khi chưa thể qua đường thì một người gánh dừa trẻ gần đó nhiệt tình tới đưa khách qua đường. Hai vị khách chưa kịp cảm ơn lòng tốt thì người bán dừa đã dúi 2 trái dừa vào người và xòe tay ra giá 50.000 đồng/trái. Ngẩn người một lúc, 2 vị khách đành ngậm ngùi đưa tiền rồi lắc đầu rời đi.
Theo tìm hiểu của PV, mỗi khi khách Việt đến hỏi mua thì những gánh dừa này chỉ bán giá 20.000 đồng/trái và rất kiệm lời trò chuyện. Một phụ nữ bán dạo trên đường Nguyễn Trung Trực (Q.1) cho biết các gánh dừa này bán cho người Việt thì giá “bình dân” nhưng bán cho khách Tây thì ít nhất là 50.000 đồng/trái. “Người Tây mà rành tiền Việt thì mất 50.000 - 100.000 đồng/trái. Người không rành có khi bọn chúng lấy 200.000 - 300.000 đồng/trái, thậm chí có khách lấy tiền Việt ra hỏi thì chúng rút 500.000 đồng rồi gánh dừa đi luôn”, người này nói.
Tại công viên Quách Thị Trang (Q.1), anh Han Dong-hee (28 tuổi, du khách Hàn Quốc) đưa tấm hình vác gánh dừa vừa mới chụp trước đó cho chúng tôi xem và phàn nàn khi phải trả tiền 2 trái dừa lên đến 150.000 đồng.
Không phải chuyện của chúng tôi ! Những ngày ghi nhận thực tế, PV thấy lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) luôn túc trực trên các tuyến đường xung quanh Hội trường Thống Nhất (Q.1), khi đến hỏi chuyện và thắc mắc việc nhóm bán dừa dạo lộng hành, một TNXP trực trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.1) phân bua: “Cái đó là chuyện của công an khu vực chứ tụi tui chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch nước ngoài thôi”. Một người đàn ông mặc áo TNXP khác cũng trả lời “không biết” khi PV đề cập đến tình trạng gánh dừa “chặt chém” du khách. “Chỉ khi nào lực lượng nghỉ ngơi thì mấy ổng (người bán dừa) mới dám đến. Còn chuyện “chặt chém” thì lúc trước có nghe nói chứ bây giờ làm gì còn nữa”, ông này khẳng định. |
Đánh giày kiểu ‘trấn lột’ du khách
Du khách đến khu vực trung tâm Q.1 (TP.HCM) bị cả nhóm đánh giày bủa vây, lột giày, chà chà, rồi gây áp lực đòi ... |