Chính sách đặc thù phát triển TP.HCM: Kỳ vọng cao, cân nhắc kỹ

Công chức trong bộ máy hành chính làm việc chuyên tâm hơn, các chuyên gia, nhà khoa học yên tâm ở lại vì được đãi ngộ thỏa đáng

Được tăng quyền tự quyết với ngân sách là một trong những đề xuất quan trọng trong dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội nghiên cứu. Nghị quyết này sẽ được trình và thảo luận tại Quốc hội bắt đầu từ ngày 14/11 và dự kiến thông qua ngày 24/11, có hiệu lực thực hiện bắt đầu từ ngày 15/1/2018 và thí điểm trong vòng 5 năm.

Một nội dung đáng chú ý tại dự thảo Nghị quyết này là cơ chế ủy quyền thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý. Theo đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý và mức lương phù hợp với các chuyên gia, nhà khoa học... trong khả năng, phạm vi ngân sách của TP,...

chinh sach dac thu phat trien tphcm ky vong cao can nhac ky

TP.HCM muốn tự chủ ngân sách để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

TS. Trần Anh Tuấn - đại biểu Quốc hội, Viện trưởng viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM - chia sẻ: “Ngày 14/11 vừa rồi, tôi ở trong đoàn TP.HCM tham gia thảo luận tại Quốc hội về Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại TP.HCM. Chính sách này sẽ phân cấp cho HĐND TP quy định thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức làm ở cơ quan, ban, ngành TP. Ở đây cần phải nói rõ: Khung tiền lương sẽ thống nhất với cả nước nhưng phần tăng thêm, quy định và mức tăng thêm cho cán bộ, công nhân viên chức thì HĐND TP có thể quyết định được. Khi đề cập tới quyền tự quyết về ngân sách để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, chúng tôi muốn thành phố tránh bị “chảy máu chất xám”, đồng thời thu hút thêm nhân tài”.

chinh sach dac thu phat trien tphcm ky vong cao can nhac ky

TS Trần Anh Tuấn - Viện trưởng viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM.

“Trong những năm qua, TP.HCM cũng đã nhiều lần kiến nghị những cơ chế đặc thù, mang tính đột phá cho việc phát triển của thành phố. Cụ thể, từ năm 2008, thành phố đã trình đề án phát triển đô thị, trong đó cũng có những cơ chế đột phá. Đến năm 2013, thành phố cũng trình đề án chính quyền đô thị và đến nay, TP.HCM tiếp tục trình lên Quốc hội nghị quyết này và đã được Bộ Chính trị kết luận và thông qua”, ông Tuấn cho biết thêm.

Nói về tác dụng của Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, ông Tuấn khẳng định: “Khi được thông qua, TP.HCM sẽ phát huy được tính năng động, chủ động hơn trong việc phát triển những tiềm năng, thế mạnh của TP về kinh tế - xã hội. Cơ chế này sẽ giao quyền, trách nhiệm cho cơ quan, ban, ngành của TP.HCM để tạo sự phát triển mạnh hơn, đóng góp vào ngân sách Nhà nước lớn hơn, giữ vai trò đầu tàu cho việc phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung”.

Phản hồi về dự thảo Nghị quyết trên, nhiều người dân trên địa bàn TP.HCM đã bày tỏ kỳ vọng về sự phát triển mới của thành phố. Trao đổi với PV, chị Đặng Thị Thu Thảo (38 tuổi, cán bộ công chức quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết: “Việc TP.HCM có thể được tự quyết về ngân sách và tăng lương để thu hút nhân tài là hợp lý. Bởi giá cả tại TP.HCM khá cao, nhiều cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn TP.HCM đang khó sống được bằng lương. Đó là chưa nói đến chuyện dân số tại TP.HCM hơn 13 triệu dân, khối lượng công việc của công chức ở đây cao hơn rất nhiều nơi khác. Nếu cán bộ, công nhân, viên chức được mức lương hợp lý, chắc chắn họ sẽ chuyên tâm cho công việc, hiệu quả lao động sẽ cao hơn”.

Trao đổi với PV, TS. Dư Phước Tân - cán bộ phụ trách Quản lý đô thị TP.HCM - cũng chia sẻ: “Tăng cường tự chủ ngân sách cho TP.HCM là hợp lý. Bởi với dân số, tốc độ phát triển, nhu cầu hiện nay của TP.HCM, chúng ta cần có một cơ chế quản lý mới để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu, đánh giá ban đầu mang tính chất mở “nút thắt”. Còn khi đi vào thực hiện, vận hành cơ chế đạt hiệu quả mới có thể đánh giá. Nhà nước cho TP.HCM 5 năm để thí điểm, tôi hy vọng rằng, trong 5 năm này, TP có thể đạt được những kết quả vượt bậc”.

TP.HCM thí điểm thu nhiều loại thuế, phí

Ngoài Nghị quyết được tăng quyền tự quyết về ngân sách, HĐND TP.HCM còn đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản. Cụ thể, TP được thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất so với quy định của các sắc thuế hiện hành, trừ các chính sách thuế thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; các loại phí, lệ phí chưa có trong danh mục kèm theo luật Phí và lệ phí. Tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí nằm trong danh mục kèm theo luật và lệ phí. Số thu tăng thêm từ các khoản thu trên, ngân sách TP được hưởng 100% để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Cụ thể, trong Nghị quyết này, TP.HCM được thực hiện cơ chế tạo nguồn vốn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Theo đó, HĐND TP.HCM được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp TP; cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định tại nghị quyết này; cho phép các cơ quan hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định của Nghị quyết.

chinh sach dac thu phat trien tphcm ky vong cao can nhac ky Cơ chế đặc thù cho TP.HCM: Chủ yếu xin cơ chế không xin tiền

Theo các ĐBQH, đề án chủ yếu xin cơ chế không xin tiền. TP.HCM thí điểm thành công sẽ là thực tiễn, cơ hội cho ...

chinh sach dac thu phat trien tphcm ky vong cao can nhac ky Thủ tướng đồng ý có chính sách đặc thù cho TP HCM

Thủ tướng ủng hộ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho TP HCM thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của của các ...

http://www.nguoiduatin.vn/chinh-sach-dac-thu-phat-trien-tp-hcm-ky-vong-cao-can-nhac-ky-a347742.html

/ nguoiduatin.vn