Chính quyền xã đề nghị người H"Mông bỏ Tết cổ truyền

Lo ngại tổ chức hai cái Tết cách nhau một tháng sẽ gây lãng phí, UBND xã Pà Cò (Hòa Bình) đề nghị người dân chỉ ăn Tết Nguyên đán.

UBND xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) ngày 18/12 có văn bản đề nghị người dân không ăn Tết cổ truyền của người H’Mông để chuyển sang ăn Tết Nguyên đán như cả nước. Xã đề nghị các đơn vị thông báo đến toàn thể nhân dân để cùng thực hiện, từ Tết Kỷ Hợi năm 2019.

Thông báo trên là kết quả của hội nghị tiếp giáp bốn xã Lóng Luông, Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La) và Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) tổ chức ngày 7/12. Ông Sùng A Màng, Chủ tịch xã Pà Cò giải thích, trước đây người H’Mông ăn Tết vào tháng 11 âm lịch để kịp phát nương rẫy, trồng lúa, thu hoạch cây thuốc phiện và bắt vợ để cưới sau Tết.

"Bây giờ nam nữ cưới nhau quanh năm, người dân không trồng cây thuốc phiện nữa, nên ăn Tết người H’Mông không còn phù hợp", ông Màng nói và cho rằng nếu vẫn giữ Tết người H’Mông thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân. Con, cháu đi học, đi làm ở xa chỉ được nghỉ dịp Tết Nguyên đán. Nếu các gia đình có người đi xa đã ăn Tết người H’Mông rồi, đến khi con cháu về lại tổ chức ăn Tết Nguyên đán nữa thì gây lãng phí.

Chủ tịch xã Pà Cò khẳng định bỏ Tết H’Mông ăn Tết Nguyên đán không làm mất bản sắc văn hóa, bởi "nội dung, phong tục, tập quán trong Tết cổ truyền người H’Mông vẫn giữ nguyên, không bỏ chi tiết nào. Chỉ thời gian ăn Tết có sự thay đổi để thuận lợi cho các cháu học hành về nghỉ Tết".

Ông Màng cho hay đã họp lấy ý kiến người dân trước khi ban hành văn bản. Riêng xã Pà Có có gần 100% người dân đồng tình.

chinh quyen xa de nghi nguoi hmong bo tet co truyen

Phụ nữ H\'Mông uống rượu mừng ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Quốc Tuấn.

Trao đổi với VnExpress, Hà Thị Hòa, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mai Châu cho biết, bỏ Tết người H\'Mông không phải là chủ trương từ cấp huyện, tỉnh mà do các xã tự liên kết với nhau tổ chức hội nghị quy ước. "Hội nghị đưa ra nhiều quy ước, trong đó có việc bỏ Tết người H\'Mông ở các xã này", bà Hòa nói và cho hay đã báo cáo lên UBND huyện Mai Châu xin ý kiến.

Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tỉnh Sơn La, ông Vì Xuân Chương, cũng khẳng định chủ trương bỏ Tết người H\'Mông là do các xã thuộc huyện Vân Hồ tự triển khai.

Là Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, TS Trần Hữu Sơn cho rằng ý tưởng khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số bỏ Tết cổ truyền của họ để ăn Tết Nguyên đán cùng người Kinh có từ lâu, nhưng không đúng, đi ngược lại quan điểm của UNESCO khuyến khích tôn trọng đa dạng văn hóa. Dịp lễ Tết mỗi nơi luôn mang bản sắc văn hóa của từng tộc người và cần được tôn trọng như nhau, không nên coi văn hóa của nơi này là văn minh, nơi khác là lạc hậu để loại bỏ.

PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cũng cho rằng chính quyền cần tôn trọng phong tục, tập quán, lễ Tết riêng của các tộc người. Bởi đây là những giá trị văn hóa phi vật thể rất quan trọng. "Chúng ta nên giữ Tết của người H’Mông. Nếu chính quyền lo ngại người dân khó khăn trong học tập, làm việc thì nên vận động bà con giảm bớt sự phức tạp, đừng kéo dài", ông Huy nói.

Tết của người H’Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán một tháng. Dịp Tết, người dân sửa sang bàn thờ, nhà cửa, giã bánh dày, thịt gà, mặc váy áo đẹp ăn mừng đón xuân. Tết của người H\'Mông cũng có một số tục lệ gần giống người Kinh như: không quét, đổ rác ra ngoài nhà trong ba ngày đầu năm, trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi trẻ nhỏ... Tuy nhiên, họ có tục lệ độc đáo là các bữa ăn ngày Tết không có rau canh, chỉ có thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con gái không phải làm việc gì trong ba ngày Tết, chỉ đi chơi, đi hát trong các lễ hội. Ngày Tết người H\'Mông còn có các trò chơi truyền thống như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đẩy gậy, đánh cầu lông gà...
chinh quyen xa de nghi nguoi hmong bo tet co truyen Có phải Tết ngày càng “nhạt” vì smartphone, facebook?

Đã có nhiều ý kiến than phiền về việc Tết ngày càng “nhạt”, và một trong những nguyên nhân là smartphone, facebook, mạng xã hội.

chinh quyen xa de nghi nguoi hmong bo tet co truyen Tết ngày càng nhạt vì người dân ăn “tết dịch vụ”, “tết di động"

Đối với người dân đất Việt, Tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn chứa đựng trong đó ...