Chiến dịch quảng bá vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Ankara coi chiến dịch Cành Oliu là cơ hội để phô trương sức mạnh vũ khí nội địa phục vụ tham vọng xuất khẩu ra nước ngoài.

chien dich quang ba vu khi cua tho nhi ky tai syria

Xe tăng M60T Sabra do Thổ Nhĩ Kỳ tự nâng cấp. Ảnh: Nazeer Alkhatib.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim hồi tháng 1 tuyên bố nước này sẽ dùng 75% vũ khí và đạn dược nội địa trong chiến dịch quân sự tại khu vực Afrin, miền bắc Syria. Quyết định này cho thấy Ankara đang muốn quảng bá sức mạnh vũ khí và công nghệ quân sự để phục vụ mục đích xuất khẩu ra nước ngoài, theo Al Monitor.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli cho biết mọi vũ khí trong chiến dịch "Cành Oliu" đều do nước này tự sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp quốc phòng đã tăng từ 18% lên 70% trong 15 năm qua. Những khí tài chủ lực như bom thông minh HGK, pháo phản lực phóng loạt MKEK và pháo tự hành Firtina đều do các nhà máy quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Bình luận viên Zulfikar Dogan cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ chú trọng sử dụng vũ khí tự sản xuất đã gửi đi hai thông điệp. Ankara muốn nhấn mạnh sự tiến bộ của ngành công nghiệp quốc phòng, đồng thời đối phó với việc nhiều quốc gia ngừng chuyển giao vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối chiến dịch Cành Oliu.

Thổ Nhĩ Kỳ trước đó không thể mua máy bay không người lái (UAV) từ Mỹ do bị quốc hội Mỹ phản đối. Hồi tháng 9 năm ngoái, thượng viện Mỹ cũng cấm bán súng ngắn Sig Sauer cho lực lượng cận vệ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, sau khi một số thành viên của lực lượng này tấn công người biểu tình trong chuyến thăm Mỹ của ông Erdogan.

Israel từ chối chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất và phương thức chia sẻ thông tin tình báo của UAV Heron cho Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây, Đức quyết định ngừng các thương vụ bán vũ khí và đóng băng kế hoạch nâng cấp xe tăng Leopard 2A4 cho quốc gia này.

chien dich quang ba vu khi cua tho nhi ky tai syria

Tổ hợp pháo tự hành Firtina. Ảnh: MKEK.

Những vụ việc này khiến Thổ Nhĩ Kỳ muốn tăng cường tự chủ và đẩy mạnh đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng. Cơ quan phụ trách công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) đã tăng số lượng các dự án quân sự nội địa lên gấp hàng trăm lần, với tổng ngân sách là 41,4 tỷ USD.

Những dự án nổi bật nhất của SSM gồm xe tăng, tàu chiến, máy bay trinh sát, chiến đấu cơ, trực thăng tấn công, vệ tinh do thám và xe chiến đấu bộ binh. Một vài dự án đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, số khác vẫn trong quá trình nghiên cứu. Nhiều vũ khí từng xuất hiện trong các hoạt động chống lực lượng người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chiến dịch Cành Oliu là lần đầu tiên phần lớn khí tài nội địa của Ankara triển khai chiến đấu.

Việc tham chiến trong thực tế là cách tốt nhất để quảng cáo tính năng vũ khí, cũng như phát hiện điểm yếu tiềm tàng trong thiết kế. Quá trình này được Nga áp dụng liên tục trong hai năm tham chiến ở Syria. Ankara cũng đang ấp ủ tham vọng tương tự, với mục tiêu thu về 25 tỷ USD mỗi năm từ xuất khẩu trang bị quân sự, gấp 5 lần con số hiện nay, ông Dogan nhấn mạnh.

chien dich quang ba vu khi cua tho nhi ky tai syria Nga đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương thi thể phi công Su-25

Nga đang tích cực đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc hồi hương thi thể phi công cường kích bị phiến quân bắn rơi ...

chien dich quang ba vu khi cua tho nhi ky tai syria Trực thăng Nga bị bắn hạ tại Syria

Truyền thông Syria đã đồng loạt đưa tin, lực lượng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria tuyên bố bắn hạ 3 trực thăng Nga.

/ https://vnexpress.net