Châu Âu rúng động vì khủng bố, căng thẳng Triều Tiên bất ngờ hạ nhiệt

Tuần qua, cả châu Âu đã bị chấn động sau một loạt vụ tấn công khủng bố, bắt đầu từ Tây Ban Nha, sau đó đến Phần Lan và Nga.

Tấn công khủng bố liên tiếp ở châu Âu

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố bằng xe tải ở Barcenola, Tây Ban Nha nằm la liệt trên phố. Ảnh: VnExpress/El Pais

Chỉ trong vòng hơn 8 giờ đồng hồ, vùng tự trị Catalonia, đông bắc Tây Ban Nha hứng chịu 2 vụ tấn công liên tiếp, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 130 người bị thương, trong đó có 17 trường hợp chưa qua cơn nguy kịch, theo Reuters.

Nghiêm trọng nhất là vụ tấn công khủng bố bằng xe hơi lao vào đám đông người đi bộ ở trên con đường Las Ramblas sầm uất ngay trung tâm Barcelona, thủ phủ của Catalonia xảy ra vào chiều 17/8 (giờ địa phương).

Trong khi đó, tối 18/8 (giờ Việt Nam), một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra ở quảng trường Puutori-Market, thuộc thành phố Turku, phía tây nam Phần Lan, làm nhiều người bị thương, trong đó cả phụ nữ và trẻ em. Cảnh sát Phần Lan thông báo đã bắn bị thương và bắt giữ 1 nghi phạm.

Vào khoảng 11h20 ngày 19/8 (giờ địa phương), một người đàn ông mang dao tấn công người đi bộ ở thành phố Surgut, Nga. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ nhân chứng tại hiện trường, cảnh sát tuần tra đã ngay lập tức có mặt và bắn chết kẻ tấn công.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công khủng bố ở Tây Ban Nha và Nga. Đối với vụ tấn công bằng dao ở Phần Lan, tờ Daily Mirror dẫn lời các nhân chứng cho biết kẻ tấn công đã hô một khẩu hiệu của Hồi giáo trước khi ra tay.

Khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bất ngờ hạ nhiệt

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát Bộ Chỉ huy Lực lượng Chiến lược của Quân đội Triều Tiên tại một địa điểm bí mật. Ảnh: KCNA

Về tình hình bán đảo Triều Tiên, sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố ngừng kế hoạch tấn công bằng tên lửa nhằm vào đảo Guam, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuần qua đã nói rằng Washington sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá động thái này mới chỉ là bước đầu hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột khi không có dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng sẽ kiềm chế tham vọng hạt nhân của mình, trong khi Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tiến hành các cuộc tập trận theo kế hoạch.

Trước tình hình này, cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên liên quan nỗ lực giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại.

Liên minh Mỹ - Nhật

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã tham dự Hội nghị Ủy ban tư vấn an ninh 2 + 2 tại thủ đô Washington, Mỹ

Ngày 17/8, các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã tham dự Hội nghị Ủy ban tư vấn an ninh 2 + 2 tại thủ đô Washington, Mỹ. Ngay sau hội nghị, hai bên đã ra tuyên bố chung thống nhất liên minh Mỹ - Nhật là nền tảng của hòa bình, thịnh vượng và tự do ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh cam kết tuân thủ trật tự quốc tế, dựa trên các quy tắc trong bối cảnh môi trường an ninh thách thức.

Các bộ trưởng Mỹ và Nhật Bản lên án các hành động khiêu khích của Triều Tiên, cũng như việc nước này phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Cũng trong sự kiện nói trên, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã thông báo, Tokyo sẽ cung cấp gói viện trợ 500 triệu USD nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải cho các nước ven biển tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là trọng tâm.

Binh sỹ Trung Quốc - Ấn Độ ẩu đả tại biên giới

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: Reuters

Tuần qua, ngày 16/8, giới chức Ấn Độ cho biết, căng thẳng tiếp tục leo thang khi các binh sỹ nước này và Trung Quốc đụng độ tại khu vực biên giới hai nước gần dãy Himalaya, thuộc Kasmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc này đã làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.

Căng thẳng Trung - Ấn bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải chiến lược gia trưởng Steve Bannon

ccthe gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Chiến lược gia trưởng Steve Bannon của Nhà Trắng - Người mới bị Tổng thống Donald Trump sa thải

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là một tâm điểm của dư luận quốc tế trong tuần qua bằng những hành động bất ngờ của mình.

Ngày 16/8, ông Trump đã quyết định giải thể 2 hội đồng cố vấn kinh tế cấp cao, sau khi hàng loạt giám đốc điều hành (CEO) doanh nghiệp tuyên bố rút khỏi những hội đồng này để phản đối những tuyên bố được cho là mang tính phân biệt chủng tộc của Tổng thống liên quan tới vụ bạo lực tại thành phố Charlottesville (bang Virginia).

Tiếp đến, theo Reuters, ngày 19/8, bà Sarah Sanders, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump đã quyết định sa thải chiến lược gia trưởng Steve Bannon, sau khi đưa ra những bình luận trái ngược với quan điểm của Trump về Triều Tiên. Tính đến thời điểm này, ông Bannon trở thành trợ lý cấp cao thứ 5 rời Nhà Trắng chỉ trong 6 tháng Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền.

Chiến tranh thương mại với Trung Quốc: Mỹ nổ phát súng đầu

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức ngày 8/7. Ảnh: AP.

Washington vừa khởi động cuộc điều tra về việc Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, động thái được cảnh báo có thể làm bùng nổ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Đây được coi là động thái đầu tiên về thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc, diễn ra trong bối cảnh ông Trump đang muốn Bắc Kinh tăng sức ép lên Triều Tiên để nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.

Phản ứng về động thái trên của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ có các biện pháp bảo vệ lợi ích nếu Mỹ làm tổn hại quan hệ thương mại hai nước.

Theo giới chuyên gia, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, nếu xảy ra chiến tranh thương mại thì sẽ không bên nào được lợi.

Tàu cá Trung Quốc ùa xuống Biển Đông

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Tàu cá Trung Quốc rầm rộ ra khơi. Ảnh: Reuters

Giới hữu trách tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho biết, lệnh cấm đánh bắt cá thường niên ở Biển Đông (do Trung Quốc đơn phương áp đặt), kéo dài 3 tháng rưỡi, đã chấm dứt vào ngày 16/8, với hàng chục ngàn tàu cá quay lại hoạt động bình thường.

Hoàn Cầu thời báo đưa tin hơn 18.000 tàu cá, 66.000 thủy thủ và 260.000 ngư dân thuộc tỉnh Hải Nam đã quay về cảng nhà khi cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 1/5.

Rộ tin Trung Quốc sắp thay lãnh đạo quân đội

the gioi tuan qua chau au rung dong vi khung bo cang thang trieu tien bat ngo ha nhiet
Ông Lý Tác Thành

Tờ South China Morning Post, Hồng Kông ngày 17/8 đưa tin, một cựu binh Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam những năm 1979-1989 có thể sẽ giữ ghế Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương.

Đó là ông Lý Tác Thành, 64 tuổi, Thượng tướng - Tư lệnh Lục quân Trung Quốc. Ông Thành sẽ tiếp quản ghế Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương từ ông Hứa Kỳ Lượng, còn ông Lượng tiếp quản vị trí của ông Phạm Trường Long - 70 tuổi, sẽ nghỉ hưu thời gian tới.

Tổng hợp / Vietnamnet, Đất Việt, Zing, VnExpress, VTC News, Vietnam+