Tư Mã Ý là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc. Nhưng gia tộc Tư Mã cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, không chỉ có duy nhất Tư Mã Ý danh chấn thiên hạ. Trên Tư Mã Ý, còn có anh trai hơn 7 tuổi - Tư Mã Lãng – một quyền thần xuất sắc góp nhiều công lớn giúp Tào Tháo phát triển thế lực.
Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã có rất nhiều chương hồi viết về Tư Mã Ý, từ cách nhân vật này xuất hiện, trí tuệ, sự kiên nhẫn, tài dùng binh và cách đối nhân xử thế trong các trận chiến với Gia Cát Khổng Minh, trong cuộc lật đổ ngoạn mục nhà Ngụy và đặt nền móng cho con cháu mình thành lập nhà Tấn thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kì Tam Quốc.
Anh trai của Tư Mã Ý
Tư Mã Ý, tự Trọng Đạt, xuất thân từ gia đình có tám người con trai. 8 người này, mỗi người đều có một hiệu kết thúc bằng chữ Đạt – người đời gọi là Tư Mã Bát Đạt. Ý là con thứ, trên ông có anh trai Tư Mã Lãng. Lãng không được nhắc đến thường xuyên trong danh tác “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung nhưng nếu tra cứu chi tiết trong lịch sử, đây cũng là nhân vật kiệt xuất thời Tam Quốc. Trước khi Tư Mã Ý theo Tào Phi và sau đó tham gia các trận chiến chống lại quân Thục của Gia Cát Lượng thì nhắc tới “Tư Mã Bát Đạt”, người nổi danh nhất chính là Tư Mã Lãng.
Tư Mã Lãng – tài trí không thua em trai Tư Mã Ý.
Tư Mã Lãng, tự Bá Đạt sinh tại huyện Ôn, quận Hà Nội (nay là tỉnh Hà Nam) năm 171, tức hơn em thứ Tư Mã Ý 8 tuổi. Cha Lãng là Tư Mã Phòng làm chức Lạc Dương lệnh. Từ nhỏ Lãng đã thông minh hơn người, nổi tiếng thần đồng. Khi lớn tính Lãng khiêm nhường, là người rất hiểu lễ nghi, cũng là thầy dạy học đầu tiên cho các em trai nhà Tư Mã.
Năm 12 tuổi, Lãng qua kì thi kinh văn, được nhận chức Đồng tử Lãng. Nhưng quan khảo thí nhìn ông cường tráng khác hẳn những đứa trẻ khác, cho rằng ông khai gian nên chất vấn. Tư Mã Lãng khẳng khái giải biện rất đúng phép tắc, khiến quan giám thi kinh ngạc và khâm phục.
Khi Đổng Trác chiếm Lạc Dương, Lãng cùng với gia đình chạy thoát. Sau đó, Lãng phục vụ cho Tào Tháo, ông đã thể hiện tài năng của mình thông qua những chính sách với dân chúng và lấy được lòng dân, nên ông lần lượt được phong Chủ bạ, Tri huyện, Tri châu rồi làm Thứ sử Duyện Châu.
Tư Mã Lãng – từng làm tới chức Thứ sử Duyện Châu thời Tào Tháo.
Lãng làm quan khoan hòa, không dùng roi gậy mà dân không phạm cấm, được người người yêu mến. Chuyển làm Nguyên Thành Lệnh, vào làm Thừa tướng Chủ bạ. Lãng cho rằng thế của thiên hạ vỡ lở là do từ thời nhà Tần bỏ chế độ năm bậc tước, mà quận huyện lại không gom góp chuẩn bị luyện tập chiến đấu. Nay dẫu chưa lập lại được năm bậc tước nhưng có thể sai châu quận cùng sắp đặt quân sĩ, ngoài phòng bị người rợ, trong uy hiếp kẻ không nghe lệnh, đấy là kế hơn cả.
Chuyển làm Thứ sử Duyện Châu, ban hành đạo chính, trăm họ khen ngợi. Dẫu ở trong quân đội nhưng thường mặc áo cũ ăn cơm thô, tiết kiệm để làm gương cho kẻ dưới. Chung Do, Vương Xán bàn luận rằng: "Không có thánh nhân thì không thể dẫn đến thái bình". Lãng cho rằng: "Bọn Y, Nhan dẫu không phải là thánh nhân nhưng được nhiều đời sau truyền tụng, vẫn dẫn đến thái bình". Văn Đế khen lời bàn của Lãng, sai Bí thư ghi lại lời ấy. (Trích Tư Mã Lãng truyện – Ngụy Thư, Tam Quốc chí)
Dâng sách lược giúp Tào Tháo bình thiên hạ
Tư Mã Lãng có đóng góp sâu sắc trong kế hoạch bá chiếm Trung Nguyên của Tào Tháo. Sau khi nắm trong tay Hán Hiến Đế, rời đô về Hứa Xương và làm chủ Duyện Châu, khôi phục lại nông nghiệp để chuẩn bị lương thảo, Tào Tháo bắt đầu tính kế thôn tính các chư hầu xung quanh.
Ba anh em Tư Mã: Lãng, Ý và Phu.
Thời điểm nửa cuối những năm 190, địa bàn của Tào Tháo là vùng đất tứ chiếng nằm giữa trung nguyên, tiếp giáp với các chư hầu: phía bắc có Viên Thiệu ở Ký châu, phía tây có Hàn Toại và Mã Đằng ở Lương châu, phía nam có Trương Tú ở Nam Dương, phía đông nam có Viên Thuật ở Hoài Nam, phía đông có Lã Bố và Lưu Bị ở Từ châu.
Theo kế sách của Tư Mã Lãng, các bước thôn tính chư hầu xung quanh nhằm phát triển địa bàn và sau đó làm bá chủ trung nguyên phải tuần tự theo các bước: đánh yếu trước – gần trước ở mặt Nam (Trương Tú), tiếp đó dẹp tới phía Đông (Viên Thuật, Lữ Bố, Lưu Bị), giữ quan hệ hòa hảo với thế lực phương xa (Hàn Toại, Mã Đằng), tránh động chạm tới lực lượng mạnh nhất phía Bắc – Viên Thiệu.
Triển khai đúng theo kế sách của Lãng, Tào Tháo lần lượt dẹp Trương Tú năm 197, bắt giết Lữ Bố năm 198, hạ Viên Thuật và đuổi Lưu Bị năm 199, giành thắng lợi kinh điển trước quân Viên Thiệu ở trận Quan Độ năm 200, trước khi tiêu diệt toàn bộ lực lượng họ Viên đầu năm 207, hoàn toàn làm chủ Trung Quốc, trở thành lực lượng mạnh nhất Trung Hoa thời Tam Quốc.
Tư Mã Lãng từng khuyên Tào Tháo không nên vội đánh Tôn – Lưu trước đại chiến Xích Bích.
Tầm nhìn của Tư Mã Lãng
Đại chiến Xích Bích (208) giữa Tào Tháo và liên quan Lưu Bị - Tôn Quyền được coi là trận đánh lớn có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thiên hạ thời Tam Quốc. Tiền Xích Bích, Tào Tháo gặp nhiều thuận lợi khi nhanh chóng kiểm soát Kinh Châu mà không tốn chút binh lực nào nhờ Lưu Tông đầu hàng.
Tào Tháo khi đó, có thể coi là “kiêu binh đệ nhất” nhờ những thắng lợi lừng lẫy liên tiếp trước đó, tỏ ý coi thường sự liên kết của phe Tôn Quyền – Lưu Bị muốn đánh nhanh thắng nhanh mà bỏ qua những bất lợi căn bản của quân nhà trong trận chiến này: quân phương Bắc vốn không quen thủy chiến, tinh thần và thể lực suy giảm do phải hành quân xa nhà và trải qua hàng chục trận chiến bình định Trung Nguyên trước đó…
Dưới trướng Tào Tháo khi đó, chỉ có 2 người lên tiếng phản đối việc giao chiến với liên minh Tôn – Lưu. Người đầu tiên là Giả Hủ. Và người thứ hai chính là Tư Mã Lãng. Cả Hủ và Lãng đều chung ý kiến, khuyên Tào Tháo nên cho quân đội nghỉ ngơi, chuẩn bị đủ lương thảo và đội ngũ tiếp viện, đồng thời chờ qua mùa Đông năm đó – thời điểm vốn nhiều bệnh dịch và quan trọng hơn, thời gian sẽ khiến nội bộ đối thủ sinh loạn – khi đó mới là lúc thích hợp xuất binh đánh một trận bình thiên hạ.
Tư Mã Lãng, đến khi chết vẫn nổi tiếng liêm khiết.
Tuy nhiên, Tào Tháo đã không nghe lời can gián của Giả Hủ và Tư Mã Lãng, dẫn đết kết cục đại bại ở Xích Bích, không chỉ hao binh tổn tướng thiệt hại khủng khiếp mà còn tạo cơ hội cho Tôn Quyền và Lưu Bị củng cố vị trí cùng thế lực, khiến Tào Tháo bỏ lỡ cơ hội tốt nhất và duy nhất mở rộng địa bàn xuống phía Nam.
Đáng tiếc, Tam Quốc diễn nghĩa chỉ nhắc đến Giả Thủ - với tư cách là quân sư duy nhất nhìn ra thế bất lợi và kết cục bại vong của Tào Tháo trong chiến dịch Xích Bích mà không đề cập một chút nào tới tầm nhìn của Tư Mã Lãng. Đấy thật sự là một thiểu sót của tác gia La Quán Trung vậy.
Cái chết của Tư Mã Lãng Năm 217, Tư Mã Lãng cùng với Trương Cáp và Tang Bá tham gia đánh Đông Ngô. Trong cuộc chiến này, dịch bệnh đã nổ ra khiến nhiều tướng lĩnh và binh sĩ của Ngụy Tào ốm nặng, trong đó có cả Tư Mã Lãng. Chuyện kể rằng, Lãng đã từ chối nhận thuốc vì muốn để lại cho những tướng sĩ dưới trướng cũng bị mắc bệnh dịch như ông. Vì không dùng thuốc, sẵn sàng vì đại nghĩa mà chấp nhận diệt thân, nên không lâu sau ông đã chết bệnh, hưởng thọ 46 tuổi. Ngụy thư viết: Lãng sắp chết, bảo tướng sĩ nói: "Thứ sử ta nhận ân dày của nhà nước, coi việc ngoài nơi vạn dặm, chưa báo được công nhỏ mà mắc phải bệnh dịch này, đã không tự cứu được mình, lại phụ lại ân của nhà nước. Sau khi thân chết, phải lấy áo vải khăn lụa, áo thường mà liệm, chớ làm trái ý ta". |
Võ tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc chết thảm vì 1 câu nói của Lưu Bị
Chỉ dùng 1 câu nói, Lưu Bị đã khiêu khích Tào Tháo bức tử vị võ tướng từng một thời được mệnh danh là "vô ... |
6 võ tướng khỏe nhất trong Tam Quốc: Quan Vũ, Lữ Bố vẫn thua 1 người
Nếu chỉ đánh giá về phương diện sức mạnh, khí lực, những tên tuổi như Quan Vũ, Điển Vi, Lữ Bố... vẫn không thể vượt ... |