Chỉ sau đúng 10 phút xét xử, phiên tòa với chủ tọa và bồi thẩm đoàn toàn người da trắng đã quyết định cậu bé có tội, tuyên phạt mức án cao nhất là tử hình bằng ghế điện.
Vụ án oan của cậu bé da đen 14 tuổi, George Junius Stinney Jr., bị tử hình bằng ghế điện vào năm 1944 cho đến nay vẫn là một trong những vụ bê bối gây ảnh hưởng xấu đến tính công bằng và công chính của hệ thống tư pháp của Mỹ. Cho dù 70 năm sau đó, một phiên tòa khác đã rửa sạch tội danh cho George nhưng dù sao đi nữa, mạng sống vô tội của cậu bé cũng như những tổn thương và nỗi đau mà gia đình cậu phải gánh chịu thì không có cách nào bù đắp được.
Ngày 23.3.1944, hai cô bé Betty June Binnicker, 11 tuổi và Mary Emma Thames, 7 tuổi, sống tại Acolu, South Carolina, đã cùng nhau đạp xe đi dạo chơi và hái hoa nhưng cho đến tối muộn cũng không thấy quay trở về nhà. Đến sáng hôm sau, thi thể của hai em được tìm thấy ở phía sau nhà thờ, cả hai đã bị đập đầu cho đến chết.
Cậu bé 14 tuổi, George Stinney, nhanh chóng bị bắt giữ vì nghi ngờ có liên quan đến vụ giết người này do từng có nhân chứng khai nhận đã nhìn thấy George đi cùng hai cô bé. Khoảng thời gian sau đó, gia đình George hoàn toàn bị cách ly khỏi cậu bé. Cảnh sát cho biết George đã thú nhận tội ác của mình tuy nhiên không có một tư liệu nào ghi lại lời nhận tội của George, mọi thông tin về vụ án đều rất mập mờ.
Hai nạn nhân nhỏ tuổi bị đập đầu cho đến chết.
Phiên tòa xét xử George diễn ra chỉ 1 ngày sau khi cậu bé nhận tội và trong vòng 10 phút, thẩm phán cùng với các bồi thẩm đoàn da trắng đã quyết định cho rằng George là kẻ sát nhân, tuyên phạt với mức án cao nhất là tử hình. Ngày 16.6.1944, George bị đưa lên ghế điện hành hình. Khuôn mặt non nớt của George ướt đẫm nước mắt, cơ thể bé nhỏ của cậu bé run lên vì sợ hãi. George đã không nhận được bất cứ sự khoan hồng nào, thậm chí cơ hội để kháng án của cậu bé cũng không được chấp nhận.
Cậu bé 14 tuổi bị cho là hung thủ và bị đưa ra hành quyết chỉ trong vòng 3 tháng.
Vụ hành quyết khiến cho George trở thành tử tù nhỏ tuổi nhất từng bị hành hình tại Mỹ vào thế kỷ 20 và đã hứng chịu vô số lời chỉ trích, bức xúc từ dư luận vì cho rằng đây là một sự trừng phạt tàn nhẫn và bất bình thường.
Mãi cho đến năm 2014, cùng với kiến nghị của gia đình, thẩm phán Carmen Mullins đã xem xét lại toàn bộ vụ án của George. Tháng 12.2014, một phiên tòa đã diễn ra và bác bỏ toàn bộ cáo buộc trước đây của George. Cuối cùng thẩm phán Carmen tuyên bố, George hoàn toàn vô tội, trả lại sự trong sạch cho cậu bé cũng như sự thanh thản đối với gia đình Stinney.
Cái chết khủng khiếp của George được dựng lại trong một bộ phim vào năm 1991.
Thẩm phán cho biết quyết định của bà đưa ra là bởi cậu bé George đã không được luật pháp bảo vệ theo đúng quy trình và lời thú tội của George giống như một sự sắp đặt sẵn, nhân chứng vụ án không đủ và chứng cứ hiện trường cũng không có.
Hai em gái của George, Amie Ruffner và Katherine Stinney-Robinson, những người thân còn sống sót của cậu bé tử tù đã bật khóc khi anh trai mình tìm lại được công lý, rửa sạch tội oan sau 70 năm.
Sau 7 thập kỷ, cuối cùng George cũng đã tìm lại được công lý cho mình.
Nỗi oan dậy trời đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
Tính cách, thái độ, tài năng của những nhân vật lớn như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền... và những ... |
Nỗi oan tày trời kéo dài 100 năm của danh tướng Viên Sùng Hoán
Vị tướng quân anh dũng cuối cùng phải chịu cái kết thê thảm: Lăng trì tùng xẻo, thân nhân phải đi đày 3.000 dặm. Khi ... |
Nỗi oan của Vịnh Hạ Long vì lối kinh doanh chụp giật
Du khách Lynne Ryan mua tour 2 ngày một đêm qua một Cty lữ hành tại Hà Nội với giá 100 USD để đi thăm ... |