Nhiều tháng trôi qua nhưng việc xử lý các công ty “cắt tai, mài vỏ” bình gas tại nhiều địa phương lại rơi vào im lặng, đại diện cơ quan quản lý thị trường thì “đá” trách nhiệm rằng “liên hệ công an để nắm thêm”.
Mới đây, trả lời PV VTC News về quá trình và kết quả việc xử lý các công ty “cắt tai, mài vỏ” bình gas tại nhiều địa phương, ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công thương cho biết “đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra” và “liên hệ công an để nắm thêm”.
Việc các công ty chiếm dụng, làm giả vỏ bình gas khiến dư luận hoang mang và bức xúc vì sự an toàn tính mạng của con người bị đe dọa khi sử dụng các bình gas không đảm bảo an toàn.
Điều đáng nói đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu cơ quan quản lý thị trường có câu trả lời như vậy. Trước đó, khi được hỏi vào năm 2017, ông Ngọc cũng có câu trả lời tương tự - những câu trả lời khiến dư luận phải đặt ra câu hỏi về vai trò cũng như trách nhiệm của cơ quan này về vấn đề quản lý khí đốt hóa lỏng.
Còn nhớ, đầu năm nay, trước vấn nạn “cắt tai, mài vỏ” bình gas diễn tràn lan, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và khiến dư luận bức xúc, Bộ Công thương phải tổ chức cuộc họp nội bộ về công tác quản lý thị trường đối với vấn nạn này do chính Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trực tiếp chủ trì.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phê bình nghiêm khắc Cục Quản lý thị trường và cá nhân ông Trịnh Văn Ngọc, đồng thời, yêu cầu phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và phải xử lý dứt điểm vụ việc này.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phê bình nghiêm khắc: “Tôi không tưởng tượng nổi các đồng chí làm việc thế này. Có bao giờ mà cả một bộ quản lý nhà nước bất lực như vậy nhưng lại giải trình với nhau là không đủ điều kiện, cơ sở pháp lý? Sang chiết gas trái phép hiển nhiên, đầy đủ bằng chứng mà chỉ lý giải là làm lậu, làm ban đêm, khó kiểm soát thì có chấp nhận được hay không?”.
Cũng đầu năm nay, liên quan đến vụ việc này, ngoài Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 cũng ban hành công văn gửi các địa phương trong cả nước chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh gas.
Công văn nêu rõ, thời gian qua thị trường sản xuất kinh doanh mặt hàng gas trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật với các hành vi như: Chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ trái phép vỏ bình gas (LPG) của nhau; cắt tai, mài vỏ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu, chiếm đoạt, hủy hoại vỏ bình, gây thiệt hại kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, có nguy cơ mất an toàn cháy nổ.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng trung ương và địa phương phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu vỏ bình gas...; Đồng thời, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của gas giả, kém chất lượng; phát động toàn dân không bao che, tiếp tay và tham gia tố giác các hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, mặc cho chỉ đạo rốt ráo của cả hai Bộ trưởng (Công thương, Tài chính), đến nay, vụ việc trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng các cơ quan chức năng có liên quan, những người chịu trách nhiệm thi hành chỉ đạo của cấp trên đang cố tình phớt lờ chỉ đạo của các Bộ trưởng?
Như VTC News nhiều lần phản ánh, trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas ở khu vực một số tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, TP Hà Nội..., trong đó phát hiện nhiều cơ sở đã chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu vỏ bình gas...
Cơ quan chức năng lập biên bản, thu giữ tang vật và xử phạt đối với các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh gas này.
Việc các công ty khác chiếm dụng và làm giả vỏ bình gas nói trên đã khiến dư luận hoang mang và bức xúc vì sự an toàn tính mạng của mình và gia đình bị đe dọa khi sử dụng các bình gas có vỏ không đảm bảo độ an toàn.
Đồng thời, đại diện những doanh nghiệp kinh doanh gas chân chính cho biết họ đã thiệt hại nhiều tỷ đồng từ các hành vi gian lận trên của các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp của Hiệp hội Gas Việt Nam cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt mạnh hơn bởi hình thức xử phạt hành chính hiện nay chưa đủ sức răn đe khiến tình trạng trên vẫn tái diễn.
Điều tra nhóm cho vay nặng lãi cầm bình gas và dao dọa công an Khi bị kiểm tra và lập biên bản về hành vi cho vay nặng lãi, nhóm đối tượng đã dùng bình gas, hộp quẹt, dao… ...
Sử dụng gas an toàn, khách hàng trúng quà lớn Vấn nạn làm bình gas giả đang ngày càng tinh vi, quy mô và táo bạo hơn nên công cuộc phòng tránh hiện trạng này ...
Nổ bình ga mini, bé gái 15 tháng tuổi và mẹ đang mang thai bỏng nặng Sáng 18.5, thông tin từ BV Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 15 tháng tuổi ...
Tuấn Linh