Sự việc lùm xùm cấp phép, phổ biến các ca khúc trước năm 1975 khiến ông Nguyễn Đăng Chương - người đứng đầu Cục NTBD lúc bấy giờ mất chức là sự việc gây nhiều bức xúc trong dư luận năm 2017.
\'Dám\' cấp phép cả \'Quốc ca\', cán bộ văn hoá bị mất chức |
Nguồn cơn của sự việc xuất phát từ đề đạt của Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM. Ngày 16/12/2016, đơn vị này đã gửi công văn lên Cục NTBD về việc xem xét lại nội dung một số ca khúc sáng tác trước 1975. Tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành quyết định thu hồi 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Quyết định này đã gây ra phản ứng dữ dội của công chúng yêu nhạc và các nhạc sĩ.
Tiếp đến, sự việc bài hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù đã được biểu diễn trong nhiều chương trình chính trị lớn nhỏ nhưng vẫn chưa được Cục NTBD “cấp phép phổ biến”. Điều này càng làm tăng thêm sự bức xúc của dư luận. Sự việc chưa lắng xuống, Cục NTBD tiếp tục công bố phổ biến hơn 300 bài trên website lẫn lộn vào danh sách các bài hát đã được “cấp phép phổ biến” đã gây ra làn sóng phản ứng vì trong đó nhiều bài hát quen thuộc như Tiến quân ca (Văn Cao), Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)…Sau sức ép của dư luận, ngày 14/4/2017, Bộ VHTT&DL có văn bản yêu cầu Cục thu hồi quyết định cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc nói trên. Ông Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng) và ông Đào Đăng Hoàn (Cục phó) đều “nghiêm khắc rút kinh nghiệm".
Nhiều ý kiến cho rằng, việc công bố phổ biến những bài hát này của Cục NTBD là việc làm không cần thiết, vì đó hầu hết là những bài hát đã quen thuộc với công chúng yêu nhạc.
Ngày 22/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ VHTTDL rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đề xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển. Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, không xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.
Ông Nguyễn Đăng Chương bị thôi chức Cục trưởng Cục NTBD vì những lùm xùm liên quan tới cấp phép phổ biến ca khúc. |
Sáng 23/ 5, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã ký công văn gửi Cục NTBD, yêu cầu đơn vị này nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công tác tổ chức, nâng cao năng lực của cán bộ thực thi pháp luật. Cùng ngày 23/5, Cục trưởng Cục NTBD Nguyễn Đăng Chương đã lên tiếng xin lỗi công luận vì việc cập nhật danh sách hơn 300 bài nhạc đỏ lên website đã gây hiểu nhầm và bức xúc trong dư luận.
Ngày 29/5, ông Nguyễn Đăng Chương bị thôi chức Cục trưởng Cục NTBD. Ông Chương được điều chuyển về văn phòng Bộ làm việc trong 6 tháng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên kiêm nhiệm chức vụ này. Ngày 29/11, ông Nguyễn Đăng Chương được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Triển lãm Văn hoá - Nghệ thuật Việt Nam. Ông Chương điều hành Trung tâm này từ ngày 1/12/2017.
Nếu cải tiến Tiếng Việt, những ca khúc bất hủ sẽ biến hình, biến thể Dù không phải là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là tác giả của nhiều vần thơ, ca từ ... |
Chuyện những thầy cô ở ngôi trường học sinh hát Quốc ca bằng tay Đó là câu chuyện của những thầy cô giáo ở Trường PTCS Xã Đàn - ngôi trường đặc biệt dành cho những trẻ em khiếm ... |