Việc cảng Khuyến Lương được định giá hơn 40 tỷ đồng không phải chuyện mới hay cá biệt mà nó quá phổ biến.
Quá nhiều kẽ hở
Là một doanh nghiệp nhà nước, có nền tảng kinh doanh khai thác cảng, vận tải, thương mại gần 30 năm và hệ thống nhà xưởng, bãi, máy móc lớn trên quỹ đất hơn 10 ha đang sử dụng tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, nhưng thời điểm thực hiện cổ phần hóa (tháng 3/2013), giá trị tài sản còn lại của Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương được xác định không được 20 tỷ đồng. Về vấn đề trên, trao đổi với Đất Việt, Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho biết: "Đây là câu chuyện bình thường, tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế xã hội, Luật pháp quản lý như hiện nay. Đây cũng không phải là chuyện mới, chuyện đơn lẻ mà là phổ biến và từ lâu nay vẫn tồn tại. Và việc sai trên thì dân chịu, doanh nghiệp chịu là chính, bao nhiêu năm nay rồi, thi thoảng nhà nước mới phải chịu. Xét cho cùng, việc chịu này hoàn toàn xứng đáng, không thể kêu ca.
Bởi vì, tài sản giá trị của nền kinh tế, của xã hội, của cổ phần hóa đã được loại trừ gần như hoàn toàn ra khỏi quy định tỷ giá, mua bán, sở hữu.
Sau khi được cổ phần hóa, Cảng Khuyến Lương không được đầu tư cải thiện hạ tầng
Định giá sai thì không ảnh hưởng gì tới kết quả, nếu như bản chất làm thật. Giống như kem Tràng Tiền, Intimex, Hapro, Hãng phim truyện Việt Nam...có 3 tài sản chính:
Một là, nhà cửa, máy móc, thiết bị...nói chung không đáng bao nhiêu, như các phim cũ nổi tiếng nhưng bán không ai mua; Hai là, thương hiệu, uy tín, giá trị vô hình nó định giá chỉ tương đối, Việt Nam không đáng kể gì; Ba là, tài sản đất, định giá đúng Luật phải là 0 đồng, có 2 loại chính: thuê và mua.
Với cảng Khuyến Lương hoàn toàn là được cho thuê dài hạn lâu năm, giá trị sẽ tương đối. Còn riêng với các khu vực trả tiền hàng năm thì có thể 0 đồng, không trả kịp tiền thuê còn âm.
Để thấy Luật lệ cơ chế rất nhiều cái bất hợp lý, dẫn đến nhập nhèm, dễ cho các doanh nghiệp lợi dụng, nhưng nếu đấu giá đúng, chuẩn, công khai minh bạch, thì không cần quan tâm giá trị thật bao nhiêu, chỉ biết thị trường chấp nhận, nhà đầu tư chấp nhận.
Nếu đấu giá tranh nhau mua chỉ mua 1 đồng thì chấp nhận giá đúng 1 đồng, còn trả 1 tỷ đồng thì giá đúng 1 tỷ đồng. Thế nhưng thị trường hiện nay đang nhập nhèm, tư túi, mập mờ không đấu giá, định giá 1 nhưng có thể bán được 1000 là điều dễ hiểu.
Nên điểm mấu chốt ở đây là làm sao để đấu giá đúng, khi 99,9% hiện nay là đấu giá "bậy", có quân xanh quân đỏ, sắp xếp bố trí loại trừ nhau mới dẫn tới thực trạng như vậy".
Cũng theo vị Luật sư trên, việc chống thất thoát tài sản nhà nước khi CPH, nếu nói khó rất khó, dễ thì rất dễ giống như câu chuyện chống tham nhũng, làm quyết liệt thực sự thì không có gì không tìm được ra. Ở đây là lỗi hệ thống!.
Với cảng Khuyến Lương đã công khai CPH từ năm 2013, muốn lật lại thì phải xem xét có tiêu cực, tham nhũng, thất thoát gì hay không. Về nguyên tắc đã đấu giá làm mấy năm rồi thì phải chấp nhận thua lỗ, thất thoát, rút kinh nghiệm cho các vụ CPH về sau.
Chứ không thể lật lại theo kiểu cảng Quy Nhơn (Bình Định), cổ phần hóa hơn 1 năm rồi mới lại thanh tra, việc này hoàn toàn ngược nguyên tắc giao dịch thị trường.
"Lỗ hổng lớn nhất hiện nay của chúng ta đó là con người, còn pháp luật cũng có nhưng không lớn. Pháp luật quy định đấu giá công bố công khai, nhưng bản chất con người không muốn, thì chỉ cần đăng một mẩu tin nhỏ trên tờ báo không ai đọc, nghiễm nhiên công khai thành bí mật.
Nguyên tắc đấu giá càng nhiều người tham gia càng tốt, kéo dài công khai minh bạch, mời chào săn đón, giới thiệu đầy đủ, nhưng ở đây còn đuổi đi. Ngày xưa, doanh nghiệp mua nhà đất của dân xong thành đất của họ, nhưng Luật giờ không cho phép, mua rồi vẫn phải quay lại thuê vì đất là của toàn dân.
10ha, 100ha có đi thuê vẫn xác định 0 đồng nhưng khi đấu giá thì họ sẽ trả giá trị vô hình mang lại, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để chiếm quyền được thuê đất, đó mới là tiền. Khu đất 10ha của cảng Khuyến Lương nếu đấu giá công khai thì phải 2000 tỷ đồng", ông Đức chỉ rõ thêm.
Đừng để tái lặp sai lầm
Đưa ra quan điểm về vấn đề này, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội cho rằng, cách định giá với một công ty sở hữu diện tích đất trên 10ha mà chỉ chưa đến 20 tỷ đồng là quá khôi hài.
Nhưng đây không còn là câu chuyện cá biệt của cảng Khuyến Lương mà là câu chuyện chung quanh việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Tất cả phải được làm đến nơi đến chốn, tránh tái lặp lại sai lầm.
Như Bình Định đang muốn sửa sai việc CPH Cảng Quy Nhơn cũng chỉ được định giá vài chục tỷ đồng trong khi bao nhiêu đất cát, cơ sở hạ tầng, chưa nói đến các tài sản khác. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải làm đến nơi, đến chốn, chứ không thể lãng quên dần đi.
"Việc này thể hiện trình độ quản lý nhà nước yếu kém, không tuân thủ một cách chặt chẽ, lợi ích nhóm tồn tại ngang nhiên, lợi dụng kẽ hở luật pháp.
Và muốn làm rõ thì không khó, chỉ cần minh bạch hóa, cái gì nhà nước đầu tư, tài sản trên đất, tài sản đất, thông báo rõ ràng trên phương tiện thông tin đại chúng", ông Đào nói thêm.
Cổ đông Cảng Khuyến Lương kêu khó sau cổ phần hóa
Theo ý kiến của một cổ đông, trực tiếp là công nhân lao động tại Cảng Khuyến Lương cho rằng: “Thay đổi cơ cấu là ... |
Cảng Khuyến Lương được định giá chỉ hơn 40 tỷ đồng?
Là một doanh nghiệp nhà nước, có nền tảng kinh doanh khai thác cảng, vận tải, thương mại gần 30 năm và hệ thống nhà ... |