Cảng hàng không Long Thành được đầu tư theo phương án nào?

Phía Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, mặc dù ACV chưa đầu tư Cảng hàng không mới có quy mô tương tự nhưng đơn vị này đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án riêng lẻ tại các sân bay trên cả nước.

cang hang khong long thanh duoc dau tu theo phuong an nao
Một phương án kiến trúc cảng hàng không quốc tế Long Thành. (Nguồn: mt.gov.vn)

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trong đó đưa ra 3 phương án đầu tư.

Cụ thể, phương án 1, đầu tư theo định hướng tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhà đầu tư, khai thác cảng đầu tư, có sử dụng vốn vay ODA (cấp phát hoặc cho vay lại).

Phương án 2 được Tư vấn và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất, là giao ACV là nhà đầu tư, khai thác cảng không sử dụng vốn ODA. Trong phương án này, có 2 đề xuất, hoặc giao ACV trực tiếp đầu tư khai thác bằng vốn của ACV, không sử dụng vốn ODA hoặc giao ACV chủ trì thành lập doanh nghiệp mới (pháp nhân mới) với tỷ lệ vốn chi phối của ACV để đầu tư, khai thác cảng.

Phương án 3 sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, khai thác cảng, dùng vốn của doanh nghiệp dự án, không sử dụng vốn vay ODA theo hình thức PPP (công-tư), loại hợp đồng BOT.

Sau khi phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các phương án đầu tư, Tư vấn và ACV đã kiến nghị đầu tư theo phương án giao ACV trực tiếp đầu tư khai thác bằng vốn của ACV, không sử dụng vốn ODA.

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo ACV nhìn nhận việc doanh nghiệp làm chủ đầu tư sân bay Long Thành theo phương án 2 sẽ có nhiều ưu điểm. Về pháp lý, các tổ chức hàng không quốc tế đã khuyến cáo một nhà ga nên giao cho một nhà khai thác để đảm bảo đồng bộ thông suốt.

“ACV đã là nhà quản lý 21 Cảng hàng không cả nước, là Công ty cổ phần với 95,4% vốn Nhà nước, trong khi đó Long Thành là nhà ga lớn nhất trong mạng lưới sân bay Quốc gia thì việc ACV đầu tư và quản lý cảng hàng không này sẽ tạo kết nối đồng bộ với các sân bay khác,” lãnh đạo ACV đánh giá.

Trong giai đoạn 2019-2025, ACV dự kiến cân đối được 1,5 tỷ USD để thực hiện dự án sân bay Long Thành. ACV sẽ chỉ vay một phần hoặc phối hợp với đối tác khác để đầu tư các hạng mục.

Được biết, trong báo cáo kiến nghị Thủ tướng, Hội đồng thẩm định Nhà nước lựa chọn phương án ACV đề xuất để có thể khởi công công trình vào đầu năm 2021 và hoàn thành trong năm 2025 như Nghị quyết Quốc hội. Phía Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, mặc dù ACV chưa đầu tư Cảng hàng không mới có quy mô tương tự, nhưng đơn vị này đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án riêng lẻ tại các sân bay trên cả nước.

Trước đó, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (FS) dự án đã được trình Thủ tướng và Hội đồng Thẩm định Nhà nước, liên danh Nhật-Pháp-Việt Nam (Tư vấn JFV) đã đề xuất áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào khâu làm thủ tục hành khách, xuất nhập cảnh để hỗ trợ việc nhận dạng, danh tính thông qua dữ liệu sinh trắc học (khuôn mặt, dấu vân tay...), giúp thủ tục được nhanh chóng, chính xác; đồng thời nhận diện hành khách trong danh sách cấm bay, đưa ra cảnh báo kịp thời cho lực lượng an ninh tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bên cạnh các hệ thống truyền thống, Cảng hàng không quốc tế Long Thành còn được trang bị các hệ thống siêu hiện đại áp dụng những công nghệ mới nhất hiện nay như hệ thống làm thủ tục hành khách tự động (selfkios), hệ thống làm thủ tục ký gửi hành lý tự động (self baggage drop), hệ thống làm thủ tục xuất nhập cảnh tự động, cửa ra máy bay tự động…

Ngoài ra, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng sẽ có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, được thiết kế cho sân bay thông minh để quản lý toàn bộ nguồn dữ liệu của sân bay (thông tin về chuyến bay, điều hành bay, xuất nhập cảnh, hải quan…) từ đó giúp nhà điều hành sân bay có thể phân bổ khai thác cho toàn bộ sân bay (cửa ra máy bay, địa điểm làm thủ tục, bến đậu, cất, hạ cánh…) một cách hiệu quả nhất cũng như giúp nhà quản lý vận hành sân bay có thể giám sát, phát hiện, xử lý các vấn đề an ninh nhanh chóng và hiệu quả./.

Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư khái toán là hơn 336.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 16 tỷ USD), trong đó, giai đoạn 1 là hơn 114.400 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 5.000ha (diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng là 2750ha, diện tích đất cho quốc phòng là 1.050ha, diện tích đất cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác là 1.200ha.

Dự án được chia làm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu khách/năm, ga hàng hoá 1,2 triệu tấn hàng hoá/năm, chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác. Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hoá/năm. Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm.

Việt Hùng (Vietnam+)

cang hang khong long thanh duoc dau tu theo phuong an nao Ý kiến trái chiều về 3 phương án đầu tư sân bay Long Thành

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giao ACV đầu tư sân bay lớn nhất Việt Nam, song có chuyên gia cho rằng nên đấu ...

cang hang khong long thanh duoc dau tu theo phuong an nao Nhà ga sân bay Long Thành sẽ có thác nước, sân vườn

Với một tầng trệt và ba tầng trên, nhà ga sân bay Long Thành thiết kế dành nhiều diện tích cho không gian chung và ...

cang hang khong long thanh duoc dau tu theo phuong an nao Sân bay Long Thành quy mô như thế nào?

Năm 2025, sân bay quốc tế Long Thành có công suất 25 triệu hành khách, 15 năm sau nâng lên 100 triệu.

cang hang khong long thanh duoc dau tu theo phuong an nao Ba phương án huy động 4,7 tỷ USD xây sân bay Long Thành

Vay vốn ODA, giao ACV đầu tư và hợp đồng BOT là ba phương án để xây sân bay lớn nhất Việt Nam trong 6 ...

/ www.vietnamplus.vn