Cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế

Biển Đông: Bà Lê Thị Thu Hằng cập nhật về tình hình tàu Hải Dương của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và thông tin liên quan đến Exxon Mobil.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhóm tàu Hải Dương 8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

can tro hoat dong dau khi cua viet nam la vi pham luat phap quoc te
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của Công ước LQH về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

“Việt Nam đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đối với quan hệ giữa hai nước, hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông cũng như của khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động vi phạm nghiêm trọng này và rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam”, người phát ngôn nêu rõ.

Về những phát ngôn gần đây của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí, đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn của Việt Nam được xác định từ lãnh thổ đất liền theo đúng quy định của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

UNCLOS 1982 xác định rõ phạm vi và là cơ sở pháp lý duy nhất để các quốc gia xác định quyền hưởng các vùng biển của mình. Điều này được các quốc gia tuân thủ, thừa nhận bởi các thực tế xét xử cũng như sự đồng tình rộng rãi của các luật sư có uy tín quốc tế.

Do đó, không có nước nào có thể đưa ra các yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá những giới hạn về mặt địa lý và nội dung được quy định trong UNCLOS 1982. Những yêu sách bất hợp pháp không phù hợp với UNCLOS 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng, có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn.

Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình như nêu trên là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Việt Nam cũng khẳng định lập trường của mình về chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thông tin, các dự án dầu khí ở miền Trung Việt Nam bao gồm các dự án trên biển và trên bờ được tổ hợp nhà thầu tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí và Exxon Mobil triển khai theo đúng kế hoạch.

can tro hoat dong dau khi cua viet nam la vi pham luat phap quoc te

Về các dự án Dầu khí ở miền Trung Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thông tin về các dự án Dầu khí ở miền Trung Việt Nam.

can tro hoat dong dau khi cua viet nam la vi pham luat phap quoc te

Tổng thống Duterte tiết lộ Trung Quốc đề nghị liên doanh dầu khí nếu Philippines lờ phán quyết Biển Đông

Tổng thống Duterte tiết lộ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng nếu Philippines phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường ...

can tro hoat dong dau khi cua viet nam la vi pham luat phap quoc te

Nhận lời hứa hẹn khai thác dầu khí từ Trung Quốc, ông Duterte định phớt lờ phán quyết Biển Đông

Tổng thống Duterte bất ngờ tuyên bố Manila sẽ đặt phán quyết Biển Đông sang một bên để nhường chỗ cho việc thăm dò dầu ...

Thái An - Anh Phú

/ vietnamnet.vn