Cần thu hồi xe cũ nát để bảo vệ môi trường

Nhằm tăng hiệu quả bảo vệ môi trường, đề xuất kiểm tra định kỳ khí thải đối với xe máy tham gia giao thông - một điểm bổ sung trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) - được đánh giá là cần thiết, cần sớm được ban hành để triển khai vào cuộc sống.  

can thu hoi xe cu nat de bao ve moi truong

Theo các chuyên gia, khí thải từ xe máy cũ nát là thủ phạm hủy hoại môi trường. Ảnh: Phạm Tùng

Đề nghị xe máy phải kiểm tra định kỳ khí thải

Việc tổ chức kiểm định, kiểm tra định kỳ khí thải xe môtô, xe gắn máy do cơ quan đăng kiểm thực hiện. Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm định, kiểm tra định kỳ về khí thải xe môtô, xe gắn máy.

Theo ông Đặng Trần Khanh - Phó phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt Nam - toàn quốc hiện có khoảng hơn 50 triệu xe máy đang lưu hành, chiếm đến 95% số lượng xe cơ giới. Do đó, lượng khí thải xe máy là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể, nhất là tại các đô thị lớn, khu vực tập trung đông xe máy. Đặc biệt, với Thành phố lớn như Hà Nội cần đăng kiểm cho khoảng 6 triệu xe máy hiện có trên địa bàn.

Năm 2010, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải của các loại xe này gây ra ở các thành phố loại đặc biệt, loại 1 và loại 2, rộng ra là trên cả nước. Tuy nhiên ông Đặng Trần Khanh cho rằng, để triển khai ý tưởng trên là điều không dễ thực hiện, bởi kiểm soát khí thải đối với xe máy khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với ôtô. Do đó, muốn đưa xe máy vào kiểm định bài bản như ôtô cần phải có một lộ trình rõ ràng, đồng bộ và đặc biệt, phải có những giải pháp cụ thể.

Trung tá Lê Tú - Đội trưởng Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) - cho biết, vấn đề lớn nhất hiện nay là các phương tiện xe máy chưa có quy định về niên hạn nên việc xác định các phương tiện xe máy cũ, nát không đơn giản. Mặc dù trong quá trình tuần tra, các đơn vị đã phát hiện và xử phạt nhiều xe máy cũ nát, không bảo đảm các quy định về an toàn kỹ thuật, tham gia giao thông gây nguy hiểm cho người đi đường, thậm chí không có đăng ký. Đối với những xe này, CSGT chỉ xử phạt các lỗi theo quy định, chứ không thể tịch thu phương tiện, bởi đến nay chưa có văn bản nào quy định về niên hạn sử dụng xe máy.

Ông Tú cũng cho rằng, xe máy cũ cũng là tài sản của người dân nên các quy định, chế tài xử lý hay thu hồi đều phải căn cứ trên văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cũng có nhiều phương tiện được người dân sở hữu từ lâu nhưng thời gian tham gia giao thông ít nên chất lượng phương tiện không ảnh hưởng nhiều. Do vậy, việc đánh giá chất lượng khí thải và chất lượng phương tiện cần có sự kiểm định để ra quyết định xử lý chính xác.

Cần bám sát thực tiễn

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, đề xuất kiểm định lại toàn bộ xe máy trên địa bàn TP.Hà Nội để hạn chế khí thải ra môi trường là rất cần thiết. Thông qua việc đăng kiểm, kiểm tra định kỳ sẽ sàng lọc và loại bỏ được các xe cũ nát. Từ đó dán tem đạt chuẩn khí thải để phân biệt xe cũ và xe mới. Để làm được điều này cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cho xe máy, đặc biệt về mặt khí thải. Cần xây dựng hành lang pháp lý, cụ thể là luật hóa yêu cầu kiểm định xe máy giống như ôtô. Ngoài ra, những giải pháp thực hiện cũng cần bám sát thực tiễn đời sống làm sao để người dân “tâm phục khẩu phục” và đồng thuận tuân theo.

TS Phạm Khang - Tổng Thư ký hội Đánh giá tác động Môi trường Việt Nam - cho biết, ông rất ủng hộ đề xuất kiểm tra khí thải định kỳ ở xe máy, mong đề xuất này được duyệt sớm để ứng dụng vào thực tiễn thời gian gần nhất giúp môi trường được cải thiện.

“Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn về việc hiện nay rất nhiều trung tâm đăng kiểm không đảm bảo chất lượng mọc lên như nấm, tôi mong sao cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để dẹp bỏ những trung tâm kém chất lượng. Như vậy, đề xuất trên mới có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất” - TS Phạm Khang nói.

Theo ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội: “Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về pháp luật trong vấn đề kiểm soát khí thải xe máy. Trước mắt, chúng ta phải hoàn thiện thể chế, có giải pháp tuyên truyền để người dân biết được lợi ích của việc kiểm định khí thải xe máy. Và hơn hết, nên kêu gọi người dân cùng chung tay sử dụng xe có số khung, năm niên hạn đàng hoàng thì quản lý cũng như kiểm định mới dễ dàng”.

Theo ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội: “Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về pháp luật trong vấn đề kiểm soát khí thải xe máy. Trước mắt, chúng ta phải hoàn thiện thể chế, có giải pháp tuyên truyền để người dân biết được lợi ích của việc kiểm định khí thải xe máy. Và hơn hết, nên kêu gọi người dân cùng chung tay sử dụng xe có số khung, năm niên hạn đàng hoàng thì quản lý cũng như kiểm định mới dễ dàng”.

Phạm Đông

can thu hoi xe cu nat de bao ve moi truong Xe máy sắp phải kiểm tra khí thải định kỳ như ô tô

Việc kiểm tra khí thải xe máy đã nhiều lần được Hà Nội và TPHCM kiến nghị nhanh chóng áp dụng để giảm ô nhiễm ...

can thu hoi xe cu nat de bao ve moi truong Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Tăng cường hậu kiểm để tránh trục lợi

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Bộ theo ...

/ laodong.vn