- Giá xăng dầu cao nhất lịch sử: Sao không giảm thuế, phí ngay lúc này?
- "Cõng" nhiều loại thuế phí, giá xăng trong nước cao nhất lịch sử
- Hàng loạt chính sách mới về thuế phí, lệ phí sắp có hiệu lực thi hành
Cần nỗ lực thực hiện khẩn trương, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, giúp phục hồi nhanh các ngành kinh tế trong đó có du lịch...
Đại dịch Covid-19 như một "cơn ác mộng" với toàn thế giới trong 2 năm qua, gây thiệt hại cho cả nền kinh tế trong đó có du lịch, đẩy ngành kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ trước đây lùi lại hàng chục năm. Khôi phục nhanh hoạt động du lịch không chỉ là yêu cầu cấp bách của hơn 40 nghìn doanh nghiệp và trên 2 triệu lao động trong ngành, mà còn là của hàng triệu người dân và hàng chục ngàn cơ sở dịch vụ trong cả nước phụ trợ cho ngành.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo, ngành du lịch toàn cầu sẽ cần từ 3-4 năm để có thể phục hồi lại hoạt động như trước đại dịch. Đây cũng là nhiệm vụ và thách thức đối với du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, để phục hồi nhanh, trong thời gian tới ngành du lịch cần được quan tâm về chính sách, cần có định hướng đúng về đầu tư, sản phẩm và thị trường, huy động và phát triển nguồn nhân lực. Đây là các điều kiện quan trọng cho việc phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Để phục hồi nhanh, trong thời gian tới ngành du lịch cần được quan tâm nhiều hơn nữa |
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đang được triển khai với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có du lịch. Đồng thời, Chương trình đã cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tăng cường công tác xúc tiến quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch. Hiện nay dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp; giá xăng dầu biến động tạo áp lực tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ; rất nhiều khó khăn xuất hiện trong đầu tư phát triển sản phẩm mới, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao quay trở lại… Vì vậy, rất cần nỗ lực thực hiện khẩn trương, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, giúp phục hồi nhanh các ngành kinh tế trong đó có du lịch.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI chia sẻ, theo kết quả điều tra chọn mẫu doanh nghiệp trên toàn quốc mới đây nhất của VCCI, bình quân có 94% doanh nghiệp trong cả nước cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng đối với các doanh nghiệp du lịch (trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lữ hành; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống) tỷ lệ này lên tới 98,36%. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp du lịch là rất nặng nề. Mặt khác, mức độ thụ hưởng của doanh nghiệp đối với một số chính sách hỗ trợ chưa cao, đơn cử như chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ít có tác động vì hầu hết các doanh nghiệp du lịch ngừng hoạt động, không có doanh thu trong 2 năm vừa qua.
Trong bối cảnh này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15 quy định giảm thuế GTGT xuống 8% từ 1/2/2022 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ, trong đó tất cả các ngành nghề thuộc du lịch dịch vụ đều được giảm thuế từ 10% xuống 8%, theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch thông qua gói giải pháp về thuế, phí 2020 - 2021 bao gồm gia hạn về tiền thuê đất, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, giảm 30% thuế GTGT trong vòng 2 tháng (11+12) trong ngành du lịch dịch vụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong ngành còn được giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019... Tuy nhiên, chừng đó dường như vẫn chưa đủ độ mạnh cần thiết để phục hồi doanh nghiệp sản xuất và phát triển.
Để ngành du lịch có thể đạt tổng doanh thu tầm 400 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì cần giảm tiền thuê đất đối với đất lưu không và đất cảnh quan môi trường sinh thái trong các khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; Xem xét tiếp tục đưa doanh nghiệp du lịch vào diện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Kéo dài thời gian hưởng thuế GTGT 8% và có thể xem xét giảm tiếp mức thuế này.
Đặc biệt, có thể thực hiện ngay việc hoàn thuế GTGT ngay tại điểm bán hàng cho khách quốc tế để khuyến khích tăng chi tiêu mua sắm. Tổng cục Thuế cũng vừa khai trương cổng thông tin điện tử cho các nhà cung cấp nước ngoài.
https://thoibaonganhang.vn/can-them-uu-dai-thue-phi-126113.html