Hàng loạt chính sách mới về thuế phí, lệ phí sắp có hiệu lực thi hành

Từ tháng 1-2022 tới, nhiều quy định mới liên quan đến thuế phí, lệ phí sẽ được áp dụng trong thực tế như: Giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ khó khăn Covid-19, cá nhân cho thuê tài sản có doanh thu dưới 100 triệu/ năm không phải nộp thuế, sửa quy định về lệ phí đăng ký hộ tịch…

Thông tư 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, kể từ 1/1/2022 đến hết 30/6/2022 giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ khó khăn do Covid-19 gây ra, như: Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng 80% mức thu phí quy định tại Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC; Lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC; Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt bằng 50% mức phí quy định tại Điều 3 Thông tư 295/2016/TT-BTC…

Thông tư 100/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2022 nêu rõ, cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN.

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.

Hàng loạt chính sách mới về thuế phí, lệ phí sắp có hiệu lực thi hành ảnh 1
Nhiều chính sách mới về thuế phí, lệ phí có hiệu lực từ tháng 1/2022

Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công…

Nghị định đã bổ sung mức xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.

Cụ thể, từ 1/1/2022, hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, sẽ bị xử phạt tiền từ 4-8 triệu đồng.

Ngoài ra mức xử phạt này cũng được áp dụng đối với một trong các hành vi: Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ; Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế.

Mức phạt tiền sẽ tăng lên, từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ.

Thông tư 106/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 85/2019 có hiệu lực từ 10/1/2022 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư này đã sửa quy định về lệ phí đăng ký hộ tịch. Cụ thể, lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND cấp xã gồm: Khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước…

Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.

Trường hợp miễn, giảm lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 10 Luật Phí và lệ phí và khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch.

Các chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 11 Các chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 11

Nhiều chính sách nổi bật về kinh tế sẽ có hiệu lực vào thang 11

/ anninhthudo.vn