Căn cứ pháp lý để cấm nhập khẩu tôm hùm đất?

Do là loài ngoại lai xâm hại, tôm hùm bị cấm nhập, nuôi và kinh doanh, theo Luật Đa dạng sinh học 2018.

Theo Thông tư số 35/2018 của Bộ Tài nguyên môi trường ngày 28/12/2018, tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii, còn gọi là tôm hùm đất) thuộc danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Bên cạnh đó, theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019, tôm hùm đất cũng không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Khoản 7 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định cấm nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

Như vậy, hành vi nhập khẩu tôm hùm đất trái phép để buôn bán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 7 Điều 43 Nghị định số 155/2016 ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị phạt tiền từ 40 triệu đến một tỷ đồng đối với tang vật vi phạm trị giá đến dưới 250 triệu đồng.

Khoản 3 điều 42 Nghị định số 42/2019 ngày 16/5/2019 cho phép phạt tiền 50-60 triệu đồng với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 (tội Nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại) quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến một tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù 1-5 năm:

a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250-500 triệu đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 150-500 triệu đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên;

c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500 triệu đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 50-500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền 1-3 tỷ đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền 3-5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến ba năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến một tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn 1-3 năm.

can cu phap ly de cam nhap khau tom hum dat Truy trách nhiệm người bán tôm hùm đất bất chấp lệnh cấm

Phó thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tình trạng bày bán, kinh doanh tôm hùm đất ở Việt ...

can cu phap ly de cam nhap khau tom hum dat Phó thủ tướng: Kiểm tra phản ánh tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ liên quan kiểm tra, làm rõ phản ánh về tình trạng tôm hùm ...

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Quốc Bảo
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

/ https://vnexpress.net