Cải cách lương: Cần một sự quyết đoán

Nếu điều chỉnh lương mà không quyết liệt cắt giảm bộ máy, không tính toán lại những lĩnh vực, khu vực và tổ chức nhà nước không cần nắm giữ, chi phối thì rất khó tạo nguồn cho việc cải cách.

cai cach luong can mot su quyet doan

Chia sẻ

Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Hội nghị Trung ương (TƯ) 7 hôm nay (7.5) đã khai mạc tại Hà Nội, và một trong 3 nội dung quan trọng được bàn tới lần này là cải cách chính sách tiền lương…

Có rất nhiều điểm rất mới. Chẳng hạn đề án lần này đặt ra một sàn mức tiền lương thấp nhất (tức là luật hóa một giới hạn để lương không được thấp hơn). Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu, giảm dần và tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào chính sách tiền lương doanh nghiệp, tiến tới liên thông lương giữa khu vực công và tư.

Và điểm mới, nhận được sự quan tâm của dư luận trong đề án cải cách lần này là việc tính lương sẽ quy định bằng số tiền tuyệt đối theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Cơ cấu tiền lương và tiền thưởng cũng sẽ thực hiện theo tỉ trọng: Mức lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương; các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30%. Tiền thưởng (nằm ngoài quỹ lương) bằng khoảng 10% tổng quỹ lương.

Lương, bao nhiêu năm qua vẫn là những câu chuyện hài hước, mà dân gian tổng kết rất thông minh và chính xác: Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống/ Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống...

Và nguyên nhân chính của tình trạng, của bất cập, của sự trì trệ này là ở một bộ máy quá lớn, chi thường xuyên quá cao, trong khi nguồn quỹ lương thì luôn hữu hạn.

Chúng ta đã liên tục tiến hành tinh giảm biên chế, nhưng sau mỗi năm, biên chế chỉ tăng, và tăng ở mức độ rất lớn chứ không hề giảm. Trong khi đó, hội ngành đoàn thể quá nhiều đang khiến NSNN phải chi trả hàng năm một khoản chi thường xuyên quá lớn, tới mức từ 67-70% tổng chi ngân sách nhà nước. Chi thường xuyên quá lớn, do cơ cấu chi và đội ngũ quá đông, vừa làm giảm chi đầu tư, vừa làm hẹp nguồn để tăng lương.

Lương cần và phải được cải cách. Nhân dân đang lắng nghe, đang trông chờ, và đang kỳ vọng rất nhiều vào những quyết sách tại hội nghị TƯ7 lần này. Lắng nghe một khẳng định rằng sau cải cách, những người hưởng lương sẽ thực sự sống được bằng lương. Trông chờ TƯ sẽ mạnh dạn cắt giảm những khu vực, những tổ chức mà nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ, chi phối.

Và kỳ vọng rằng ngay sau hội nghị, tinh giảm biên chế sẽ thực sự là tinh giảm, ít nhất, với 57.000 trường hợp mà Chính phủ vừa báo cáo là thừa. Xét cho cùng, tinh giảm, hợp nhất, sáp nhập và kể cả để tự chủ tài chính cũng chính là tạo nguồn cải cách tiền lương vậy.

cai cach luong can mot su quyet doan Cải cách chính sách tiền lương: Lương công chức, viên chức sẽ ra sao?

Đề án cải cách chính sách tiền lương dự kiến trình Hội nghị T.Ư 7 trong những ngày tới đây đề ra nhiều điểm mới ...

cai cach luong can mot su quyet doan Cải cách lương, cải cách bộ máy

Ngày 17/10 vừa qua, Chính phủ đã có cuộc khảo sát đầu tiên về chính sách tiền lương- cuộc khảo sát được xem như sự ...

/ https://laodong.vn