Cách luôn giữ cái đầu lạnh khi lái xe

Những cơn tức giận thiếu kiểm soát có thể dẫn đến hành động không mong muốn của người lái khi tham gia giao thông.

Cơn tức giận thể hiện qua cử chỉ thô lỗ, chửi bới, xúc phạm, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, làm thương người khác, hoặc có hành vi lái xe gây nguy hiểm.

Nếu bạn rơi vào trường hợp này khi tham gia giao thông, có nhiều cách để tránh gây rắc rối, nhất là khi bạn có lỗi một phần, theo lời khuyên của Richard Gladman, trưởng bộ phận tiêu chuẩn lái xe từ IAM RoadSmart.

Nếu xung đột xảy ra giữa hai bên và bạn cảm thấy mình có lỗi phần nhỏ, hãy bình tình xử lý vấn đề. Hãy cố giải quyết theo hướng làm thỏa mãn bên gây ra va chạm.

cach luon giu cai dau lanh khi lai xe
Phản ứng thái quá sẽ càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng.

Nếu vấn đề không nghiêm trọng, hãy để họ tiếp tục lái xe, ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái về điều đó. Khi sự việc qua đi, bạn sẽ thấy cách giải quyết này là lựa chọn tốt nhất.

Nếu bên kia tỏ ra muốn đối đầu và manh động, hãy tránh tiếp xúc mắt và đừng phản ứng một cách thái quá. Hãy cố nghĩ cho họ để sự việc không ảnh hưởng nhiều tới bạn sau đó. Trường hợp bạn cảm thấy bị đe dọa, hãy gọi cảnh sát hoặc nhà chức trách.

cach luon giu cai dau lanh khi lai xe
Hãy giải quyết một cách thiện chí, tranh cãi không làm bạn khá hơn.

Nếu bị người khác tiếp cận và muốn chui hẳn vào trong xe của bạn, hãy lái xe đi nhưng phải thật an toàn. Đừng chạy trốn như trong phim hoặc chạy xe với tâm lý ai đó đang dượt theo bạn.

Nếu có người ngồi trên xe bạn dùng điện thoại quay phim, đó sẽ là cách tốt nhất để lưu lại bằng chứng. Hãy ghi lại biển số của xe gây va chạm.

cach luon giu cai dau lanh khi lai xe
Ghi lại biển số xe va chạm, quay phim lại hiện trường để lưu lại bằng chứng.

Trong hầu hết trường hợp, đừng mở cửa xe, không mở hết cửa sổ và không khơi mào cuộc tranh cãi.

Nếu bạn là người gây ra lỗi, hãy thừa nhận và xin lỗi. Hành động này có thể giảm đáng kể xung đột và hạ nhiệt tình hình. Đừng làm bất cứ điều gì có thể bị hiểu là bạn đang trả đũa họ.

Ngay cả khi bạn không có lỗi thì các cuộc cãi vã cũng chẳng mang lại ích lợi gì.

Khi sự việc qua đi, nếu bạn vẫn lái xe trên đường, hãy táp vào lề, xuống xe và hít thở chút không khí nếu bạn vẫn cảm thấy tức giận về điều đó. Còn nếu không, bật radio cũng là cách hay để xả bớt cơn giận.

Vậy điều gì khiến người ngồi sau vô lăng dễ tức giận khi bị va chạm? Richard Gladman cho rằng sự thiếu tiếp xúc trực tiếp gây ra tình trạng này.

Không giống như người đi bộ, nếu va vào nhau, họ có thể mỉm cười và nói câu xin lỗi cùng lúc. Mọi việc sẽ nhanh chóng được bỏ qua. Thế nhưng, cũng với con người đó, sự phản ứng sẽ khác hẳn nếu họ ngồi sau vô lăng.

cach luon giu cai dau lanh khi lai xe

Tông chết người, tài xế container bỏ chạy 1km rồi dừng lại

Ngay sau khi gây tai nạn khiến một người chết, tài xế container lái xe rời khỏi hiện trường, tuy nhiên, khi chạy được 1km ...

cach luon giu cai dau lanh khi lai xe

Mâu thuẫn giao thông, cầm gạch đánh liên tiếp vào đầu đối phương

Chiếc ô tô đi trước chắn lối của chiếc taxi, người lái xe phía trước xuống xe cãi cọ rồi cầm gạch đánh liên tiếp ...