Không khí lạnh tăng cường từ tối nay nhiều nơi được dự báo có mưa tuyết, băng giá, vậy các địa điểm có thể có tuyết rơi trong đợt rét đậm, rét hại này ở đâu?
Theo Trung tâm KTTV Quốc gia, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam và từ đêm 10/1 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên trong đêm nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà có mưa, mưa rào. Ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế trời tiếp tục rét hại với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ C, vùng núi 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.
Vậy, đâu là những địa điểm vùng núi cao có khả năng có mưa tuyết, băng giá?
Mẫu Sơn, Lạng Sơn
Đây là địa điểm rất phù hợp với những ai không có điều kiện đi quá xa Hà Nội mà vẫn có thể ngắm băng giá và đôi khi là cả tuyết.
Với độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, vùng núi Mẫu Sơn được mệnh danh là xứ sở của gió và sương mù.
Trong danh sách các địa điểm có thể có tuyết rơi, Mẫu Sơn luôn được nhớ đến đầu tiên. |
Sa Pa, Lào Cai
Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển nên vào mùa đông nhiệt độ ở Sa Pa thường xuống rất thấp. Vào mùa Đông, thị trấn này thường xuyên bị bao phủ bởi mây mù và băng giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C.
Lên Sa Pa, du khách có thể đến thăm những địa điểm như đỉnh Fansipan, Cổng Trời, thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ… Đi sâu hơn nữa vào đến địa phận xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh băng tuyết nơi đây.
Phia Oắc, Cao Bằng
Phia Oắc nằm ở độ cao 1.930m so với mực nước biển, được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.
Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.
Phia Oắc thuộc huyện Nguyên Bình, cách trung tâm Cao Bằng 73 km. Đây là địa điểm ngắm tuyết lý tưởng nhưng ít du khách biết đến.
Phia Oắc nằm trong số các địa điểm có thể có tuyết rơi. |
Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang
Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp vào mùa đông cũng khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái… (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.
Đỉnh Tà Xùa, Yên Bái
Là 1 trong 10 ngọn núi cao nhất ở Việt Nam, nhiệt độ ở đây cũng đang ở mức khá thấp, dự báo tuyết có thể rơi phủ trắng các con đường đèo và các sườn đồi.
Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội
Chẳng cần phải lên tận Sa Pa hay Mẫu Sơn, du khách vẫn có thể tận mắt nhìn thấy và nghịch đùa với tuyết tại Vườn quốc gia Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 40km.
Ba Vì cũng nằm trong số các địa điểm có thể có tuyết rơi, ngạc nhiên chưa? |
Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591m, dự báo tuyết cũng có thể rơi ở đây.
Buộc Mú, Nghệ An
Vùng biên giới bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được biết đến bởi từ lâu mảnh đất này được ví như một Đà Lạt ở biên giới xứ Nghệ. Bản nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển nên thời tiết luôn mát mẻ. Năm 2016, tuyết phủ dày hơn 30cm ở đây.
Thời tiết hôm nay 10/1: Đang rét đậm, Bắc Bộ lại đón thêm đợt không khí lạnh mới
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo từ đêm nay, ... |