Một mùa World Cup 2018 đã quá khác so với những mùa trước. Một mùa World Cup mà các đội kèo trên liên tục gặp trắc trở khi bị các đội kèo dưới cầm chân hoặc đả bại, có thắng thì tỉ số nhiều trận chỉ cách biệt 1 bàn.
Một mùa World Cup 2018 đã quá khác so với những mùa trước. Một mùa World Cup mà các đội kèo trên liên tục gặp trắc trở khi bị các đội kèo dưới cầm chân hoặc đả bại, có thắng thì tỉ số nhiều trận chỉ cách biệt 1 bàn.
Vẫn là một câu hỏi muôn thuở: Bóng đá là gì, mà sao ngay cả người thắng cũng gục khóc đến rưng rức?
Đó là trường hợp danh thủ Neymar, người thứ hai ghi bàn cho tuyển Brazil trong trận thắng Costa Rica 2-0, khi kết thúc trận đã quỳ gục xuống sân cỏ khóc không kìm được. Vì sao Neymar lại khóc, khi thói thường nước mắt ấy thuộc về kẻ thua cuộc, khóc vì buồn vì đau đớn…
Tôi chợt nhớ nhà báo Tường Vy. Trong bài báo “Triết lí bóng đá” đăng trên đặc san Lao Động năm nào ông đã định nghĩa “bóng đá là đá bóng”, giản dị thế mà mang đến bao cảm xúc theo những pha bóng lăn khiến hàng tỉ con tim của làng túc cầu giáo trên hành tinh phải chong mắt theo dõi và thổn thức.
Vâng, bóng đá với giải lớn nhất hành tinh năm 2018 này đã khác đi nhiều…
Đó là có những thời điểm quyền lực tối thượng không còn thuộc về “vua sân cỏ” trọng tài nữa. FIFA áp dụng công nghệ VAR để xác định trong 4 tình huống (bàn thắng, thẻ đỏ, phạm lỗi dẫn đến phạt đền và quyết định gây tranh cãi của trọng tài) đã làm thay đổi nhiều thế cục trong các trận đấu. Đó là những quyết định được đưa ra sau khi trọng tài đến màn hình công nghệ VAR chiếu chậm lại các pha bóng và nhận “chỉ thị” từ máy móc. Và, không ít quả penalty đã được thực hiện từ “chỉ thị” của VAR.
Nhưng còn hơn thế nữa, đến “vua sân cỏ” cũng phải thay đổi quyết định, đảo ngược quyết định quan trọng vì một VAR máy móc…
Trong trận Brazil – Costa Rica đêm 22.6, phút 77 trọng tài Bjorn Kuipers đã thổi phạt đền cho Brazil sau khi Neymar té ngã trong vòng 16m50 của Costa Rica khi bị hậu vệ đội này tác động. Thế nhưng sau đó vài chục giây, “vua sân cỏ” quyết định tham khảo VAR, và cuối cùng đã nhận “chỉ thị” là không đến mức phạt đền. Cả đội Brazil chưng hửng.
Tiếp đến trong trận Nigeria gặp Iceland, trọng tài Matthew Conger từ chỗ không chấp nhận cho phạt đền khi tiền đạo Iceland bị đốn ngã trong vòng cấm của Nigeria, nhưng sau khi tham khảo VAR đã nhận “chỉ thị” là phạt đền. Chỉ tiếc là Sigurdsson thực hiện quả penalty đã đá vọt xà.
Bóng đá là đá bóng. Nhưng đá bóng tại World Cup thời nay, trọng tài được sự hỗ trợ của trợ lí video, giúp đưa ra những quyết định chính xác và hợp lí hơn. Bóng đá thời nay là công nghệ + với con người trong công tác giám sát, là đôi tất rách mà Neymar mang trong trận đấu bị soi đi soi lại nhiều lần, là sự dũng cảm của những người cầm cân nảy mực sẵn sàng phủ định lại quyết định trước đó của mình với một mục đích tối thượng là tạo ra sân chơi công bằng, không để xảy ra oan khiêng.
Bóng đá của mùa World Cup 2018 này là như vậy đó.
Công nghệ VAR đang giết chết cảm xúc của World Cup?
Dù góp phần giúp trọng tài đưa ra các quyết định chuẩn xác, World Cup năm nay bị cho là đang đánh mất đi sự ... |
VAR có thực sự đem đến công bằng?
VAR đã giúp Pháp, Croatia hưởng penalty, nhưng lại không thể để Brazil cự cãi lại được bàn thắng của Thụy Sĩ, vậy VAR có ... |
Thụy Điển thắng Hàn Quốc sít sao nhờ công nghệ VAR
Đội trưởng Andreas Granqvist sút thành công quả phạt đền, giúp đại diện Bắc Âu thắng trận mở màn World Cup 2018 với tỷ số ... |