Boeing bị bỏ quên 12 năm ở sân bay Nội Bài: Loay hoay định giá và tìm giải pháp

Ngoài việc định giá, các chuyên gia và cơ quan chức năng còn đối mặt với thách thức trong việc giải cứu chiếc Boeing bị bỏ quên 12 năm ở sân bay Nội Bài.

“Của nợ”, “đống sắt vụn” hay một “siêu tài sản”?

Chủ đề về chiếc máy bay Boeing 727-200 bị bỏ quên 12 năm ở sân bay Nội Bài do VTC News phản ánh tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia hàng không.

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM), rất khó để định giá chiếc máy bay Boeing bị bỏ quên 12 năm tại sân bay.

“Nếu gọi đó là “của nợ” hay đống sắt vụn cũng đúng vì thực tế Boeing 727-200 đã vĩnh viễn không thể thực hiện chức năng chính của một chiếc máy bay”, ông Nguyễn Thiện Tống chia sẻ.

Tuy nhiên, theo chuyên gia hàng không, một số phụ tùng bên trong chiếc Boeing 727-200 vẫn còn giá trị. Nếu được mang đi sửa chữa vẫn còn có cơ hội tái sử dụng.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, việc định giá chiếc máy bay hiện nay không thể kèm theo chi phí của 12 năm trông coi, quản lý, trưng dụng. Nếu tính như thế thì giá trị của chiếc máy bay được tăng lên rất nhiều, hoàn toàn không phù hợp và không thể có giải pháp xử lý hiệu quả.

boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap
Boeing 727-200 bị "bỏ quên" ở sân bay Nội Bài gần 12 năm. Ảnh: NLD

Theo ông Tống, phương pháp “hàng đổi hàng” cũng là một ý tưởng hay trong việc thanh lý và giải phóng mặt bằng do Boeing 727-200 chiếm dụng tại sân bay Nội Bài. “Còn cái giá 3 tỷ hay bao nhiêu thì rất khó nói. Đây là thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong trường hợp này, việc định giá chủ yếu sẽ do người mua”, chuyên gia hàng không phân tích.

Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM cũng bày tỏ quan điểm phủ định đối với phương án dùng chiếc máy bay cũ để làm giáo cụ trực quan trong công tác đào tạo nhân sự ngành hàng không.

Theo ông, phòng mô phỏng hiện nay ở các trường đào tạo đã được thiết kế và bố trí như một buồng lái thật. Ở đó đủ điều kiện để phi công có thể thực hiện các thao tác như trên máy bay thật. Vì vậy, không cần đến Boeing 727-200 để làm giáo cụ trực quan.

boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống. Ảnh: NLD

Chuyên gia hàng không cho biết, phương án duy nhất là biến máy bay này thành một không gian giải trí, dịch vụ. Phương án này nhằm đánh vào sự tò mò của dư luận về một chiếc máy bay nếu biến thành nhà hàng hay quán cà phê thì sẽ trông như thế nào. Giải pháp này vừa độc đáo vừa tiềm năng giá trị thương mại.

“Cần sớm triển khai việc di dời máy bay và tiến hành việc khai thác thương mại đối với chiếc máy bay. Việc “bỏ quên” đến 12 năm tại sân bay Nội Bài là quá lâu và để thất thoát quá lớn giá trị của chiếc máy bay”, chuyên gia nhận định.

Loay hoay tìm giải pháp?

12 năm bị bỏ lại tại sân bay Nội Bài, chiếc máy bay Boeing 727-200 của Royal Khmer Airlines (Campuchia) đã bị xuống cấp. Các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều phương án xử lý tuy nhiên vẫn chưa đi đến kêt luận cuối cùng.

Đại diện sân bay Nội Bài cho hay, tính cả tiền dịch vụ đậu sân bay, tiền dịch vụ bảo vệ máy bay, số tiền phía chủ sở hữu máy bay nợ dịch vụ đến ngày 23/4/2018 đã lên tới hơn 832.000 USD.

Cục Hàng không Việt Nam hiện đưa ra hai phương án để xử lý là định giá rồi đem bán đấu giá hoặc giao cho "chủ nợ" tiền dịch vụ là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACVACV+2.29%).

Với phương án định giá rồi bán đấu giá, đại diện Cục cho rằng do máy bay đã quá cũ và không còn nhiều giá trị sử dụng, khi bán sẽ chỉ có giá như sắt vụn và không đủ tiền để chi trả chi phí thuê đơn vị định giá.

Trả lời VTC News, đại diện Cục Hàng không cho hay đã công khai mời gọi các đơn vị có chức năng thẩm định giá thẩm định chiếc máy bay 727-200 bỏ lại tại sân bay Nội Bài hơn 10 năm nay, nhưng không đơn vị nào nhận lời.

boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap
Boeing 727-200 là máy bay của hãng Royal Khmer Airlines (Campuchia). Ảnh: NLD

“Các đơn vị thẩm định giá trong nước từ chối vì họ chưa có kinh nghiệm và chiếc máy bay không còn chức năng chính - một phương tiện hàng không, mà chỉ còn chức năng trưng bày, làm quán cà phê. Trong khi đó, việc mời các tổ chức định giá nước ngoài không được tính đến vì khả năng tiền định giá cao hơn giá trị tàu bay", lãnh đạo Cục Hàng không chia sẻ.

Cuối năm 2017, Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định sẽ xem xét khả năng sử dụng tàu bay này vào mục đích khác.

Đây cũng là thời điểm Học viện Hàng không Việt Nam gửi văn bản đề nghị được tiếp nhận tàu bay Boeing 727-200 của Royal Khmer Airlines bỏ tại sân bay Nội Bài hơn 10 năm qua làm giáo cụ thực hành. Theo đánh giá của đơn vị này, dù bị bỏ rơi không còn khả năng khôi phục tính năng bay nhưng Boeing 727-200 lại là một tài sản vô cùng quý giá để sử dụng làm giáo cụ trực quan, giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc với loại tàu bay, trang thiết bị tàu bay phù hợp với hệ tiêu chuẩn và công nghệ hiện tại còn áp dụng trong ngành hàng không. Theo đó, chiếc máy bay vẫn còn đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, tài liệu khai thác, quy trình… để các giảng viên có thể thiết kế các bài thực hành, thực tập theo đúng tiêu chuẩn của ngành. Nếu đề xuất trên được phê chuẩn, họ sẽ tiếp nhận và kéo dắt về gửi tại khu vực quản lý của Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO) tại sân bay Nội Bài (là đối tác hợp tác đào tạo với học viện) và thuê các đơn vị khảo sát, lập phương án khả thi tháo lắp, di chuyển về cơ sở 3 của học viện tại Cam Ranh.

boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap
Cận cảnh một bộ phận của Boeing 727-200. Ảnh: NLD

Theo kế hoạch khai thác, học viện sẽ phải liên hệ với hãng Boeing để xin bộ tài liệu phục vụ công tác đào tạo khai thác và bảo dưỡng tàu bay Boeing 727-200, sau đó cử giáo viên đi học các khóa đào tạo và bảo dưỡng; xây dựng các bài tập, quy trình hướng dẫn thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên hàng không.

boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap
Hình ảnh bên trong Boeing 727-200. Ảnh: NLD

Tổng kinh phí cho các khâu xử lý này ước tính khoảng 3 tỷ đồng, trong đó, thuê các đơn vị khảo sát, lập phương án khả thi tháo lắp, di chuyển về cơ sở 3 của học viện tại Cam Ranh là nhiều nhất, lên tới gần 2,5 tỷ đồng.

Một phương án khác cũng được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất là giao máy bay này cho ACV. Đây là kế hoạch ưu tiên do ACV là “chủ nợ” của khoản chi phí dịch vụ sân đậu tàu bay và tiền bảo vệ tàu bay trong suốt 12 năm chiếc Boeing lưu trú tại sân bay Nội Bài. Cục Hàng không cũng hiến kế, ACV sẽ sử dụng chiếc máy bay như một mô hình phục vụ thực hành, đào tạo, huấn luyện nhân viên an ninh hàng không, diễn tập khẩn nguy cứu hỏa, phòng chống khủng bố…

Phương án bàn giao cho ACV còn bởi do Cục Hàng không không có đủ điều kiện, chức năng để thực hiện xác định giá khởi điểm của tài sản cũng như bán đấu giá. Theo Cục, phương án thuê một đơn vị định giá độc lập thì kết quả sẽ rơi vào tình trạng "thu chẳng đủ bù chi".

boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap Phát hiện súng kèm 3 viên đạn chuẩn bị lên máy bay ở Nội Bài
boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap Trung Quốc để lộ máy bay do thám siêu thanh không người lái tại diễn tập Quốc khánh
boeing bi bo quen 12 nam o san bay noi bai loay hoay dinh gia va tim giai phap Doanh nghiệp muốn đổi máy bay bị bỏ quên 12 năm ở Nội Bài bằng... bia, rượu, bánh kẹo
/ vtc.vn