Với sự thay đổi mới trong hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch mới của Bộ Y tế, nhiều tỉnh thành có thể sẽ đạt chỉ tiêu vùng xanh (cấp 1, nguy cơ thấp).
Ngày 27/1, Bộ Y tế ban hành quyết định Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/của Chính phủ. Quyết định hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4800 ngày 12/10 của Bộ Y tế.
Quyết định mới nhất vẫn gồm 3 tiêu chí cơ bản như về tỷ lệ ca mắc mới, độ bao phủ vaccine và đảm bảo khả năng thu dung điều trị ở các địa phương nhưng có sự thay đổi về chỉ số đánh giá. Trong đó, Bộ Y tế chú trọng nhấn mạnh vào tỷ lệ các ca bệnh nặng, tử vong trên địa bàn.
Tiêu chí đầu tiên, tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian. Ở tiêu chí này, Bộ Y tế quy định các địa phương căn cứ vào tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Tỷ lệ ca mắc mới được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao. Trong đó, mức 1: <90 cả; mức 2: 90 đến dưới 450; 3: 450 600; 4:>600.
Bộ Y tế nhấn mạnh đánh giá tiêu chí 1 phải dựa vào tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người. Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy cũng được phân theo 4 mức độ. Mức 1: < 1 ca; mức 2: 1 đến dưới 32, mức 3: 32 đến 40, mức 4: >40. Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã.
Song song với đó, các địa phương cũng căn cứ vào tỷ lệ ca bệnh tử vong trên địa bàn để đánh giá tiêu chí 1. Theo đó, tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã. Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được. Do đó, Bộ Y tế quy định, chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã.
Chốt vùng xanh phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thời điểm tháng 8/2021.(Ảnh: Đắc Huy) |
Tiêu chí thứ 2 về độ bao phủ vaccine COVID-19 trên địa bàn, Bộ Y tế yêu cầu chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.
Ngoài ra, chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.
Chỉ số này cũng được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.
Với tiêu chí cuối cùng - đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn -Bộ Y tế yêu cầu đánh giá dựa trên chỉ số tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân và khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng: cao: > 500 ca; trung bình: 200-500; thấp: <200.
Bên cạnh đó, quy định mới ban hành cũng lưu ý các địa phương căn cứ vào chỉ số tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện /100.000 dân tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng: cao: > 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10. Chỉ số này do Trung tâm Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả các xã trên địa bàn thuộc huyện
Chỉ số tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân được Bộ Y tế yêu cầu phải có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân.
Xác định cấp độ dịch thế nào?
Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, cấp độ đáp ứng dịch tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định Mức độ lây nhiễm (4 mức)
Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của 2 chỉ số gồm số ca mắc mới và và tỷ lệ bệnh nhân phải thở máy của tiêu chí 1 và được hiệu chỉnh của 2. Sau đó kết hợp với chỉ số của tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi cho người nguy cơ cao ở tiêu chí 2. Nếu một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ số này không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ (trừ trường hợp đang ở mức độ 4) theo bảng sau:
Các chỉ số đánh giá nguy cơ lây nhiễm | Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 | Mức độ 4 |
Tỷ lệ ca mắc mới | <90 | 90-<450 | 450-600 | >600 |
Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy | <1 | 1-<32 | 32-40 | >40 |
Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng
Theo Bộ Y tế, để xác định cấp độ dịch của một địa phương thì phải xét tới khả năng đáp ứng của địa phương này là khả năng thấp nhất của 2 chỉ số ỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân và tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống ở tiêu chí 3. Sau đó, 2 chỉ số trên sẽ kết hợp với tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân ở tiêu chí 3. Nếu chỉ số giường ICU không đạt mức tối thiểu thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp) theo bảng sau:
Chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương | Khả năng cao | Khả năng trung bình | Khả năng thấp |
Tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc | >500 | 200-500 | <200 |
Tỷ lệ giường bệnh dành cho bệnh nhân COVID-19 còn trống | 30 | 10-30 | 10 |
Bước 3: Xác định cấp độ dịch
Hướng dẫn mới quy định cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và khả năng đáp ứng (3 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số 1c của Tiêu chí 1.
Ví dụ, một xã khi mức độ lây nhiễm ở mức độ 4 và khả năng đáp ứng thấp hoặc mức độ lây nhiễm trung bình nhưng khả năng đáp ứng thấp thì ở cấp độ dịch là 4.
Khả năng đáp ứng/Mức độ lây nhiễm | Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 | Mức độ 4 |
Cao | Cấp 1 | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 |
Trung bình | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 |
Thấp | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 | Cấp 4 |
Tuy nhiên sau khi tính được cấp độ dịch ở địa bàn cấp xã theo bảng 3 cần sử dụng tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân trong tiêu chí 1 để hiệu chỉnh và xác định cấp độ dịch. Nếu chỉ tỷ lệ này vượt ngưỡng 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã thì phải nâng cấp độ dịch lên một cấp độ (trừ trường hợp đang ở cấp độ 4).
Như vậy, với việc bộ tiêu chí đánh giá cấp độ dịch mới tập trung vào tỷ lệ các ca bệnh nặng, tử vong và khả năng đáp ứng điều trị của địa phương thì có thể nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đạt tiêu chí ở cấp độ dịch 1 (màu xanh, nguy cơ thấp).
33 địa phương là vùng xanh, Hà Nội chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ 5 - 11 tuổi
Trong 24h qua, số ca mắc ở các địa phương phía Bắc tiếp tục tăng, Hà Nội lên phương án chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 ... |
Cả nước có 30 tỉnh vùng xanh, không có tỉnh vùng đỏ
Theo Bộ Y tế, cả nước có 33 tỉnh vùng xanh, 23 tỉnh vùng vàng, 7 tỉnh vùng cam, không có tỉnh vùng đỏ. Mặc ... |
TP.HCM trở thành vùng xanh
Sau nhiều tuần là vùng vàng, TP.HCM vừa hạ cấp độ dịch COVID-19 xuống cấp 1, trở thành "vùng xanh". |