Trước công văn về việc loại bỏ tục đốt vàng mã, sư trụ trì ở một vài chùa cho rằng nên bỏ đi những thứ không cần, tốn kém.
Mới đây, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội nhằm tăng cường nét đẹp truyền thống tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.
Giáo hội đề nghị chư tôn đức tăng ni trụ trì các chùa, thiền viện, tu viện... nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trước thông tin này, sư thầy Thích Đàm Hải, trụ trì chùa Trà Đông, Xuân Trường, Nam Định chia sẻ: "Tục đốt vàng mã chúng tôi đã bỏ rồi, cỡ cũng phải 5-6 năm. Trước đó chúng tôi đã nói để người dân không mang vàng mã đến chùa. Nếu người ta đã mang đến rồi thì mình đốt cho cha mẹ họ, nhưng mình giáo hóa để lần sau họ không mang đến đốt nữa.
Qua đọc kinh sách chúng tôi biết nên giáo hóa cho mọi người được biết. Việc đốt vàng mã không biết thế giới bên kia họ có nhận được hay không nhưng đọc kinh sách thì bảo không đốt vàng mã. Vậy nên chúng tôi giáo hóa cho mọi người bỏ đi những cái gì không cần thiết, không nên tốn kém lãng phí vậy".
Đốt vàng mã quá nhiều đã trở thành một thói quen.
Thầy Thích Đàm Hải khẳng định: "Ở đâu đốt nhiều thì kệ, còn ở đây giáo hóa người ta để không ai làm vậy. Thế nên từ lâu rồi không ai đốt vàng mã nữa".
Trước đó, trao đổi với một sư thầy trong văn phòng trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vị sư thầy nêu quan điểm: "Văn bản bên Giáo hội Phật giáo là luôn luôn tư vấn mọi người không nên đốt vàng mã. Đốt vàng mã từ trước đến nay như là nét tập tục truyền thống nhưng bên Phật giáo vẫn hướng làm sao cho mọi người không nên đốt.
Nhiều năm tôi cũng lên tiếng không nên đốt, tuy nhiên vấn đề này không phải một sớm một chiều là làm được. Không hẳn nói thế mà người dân nghe luôn.
Việc này không phải chỉ Phật giáo mới có thể hướng dẫn, việc bỏ việc đốt vàng mã cẫn được các hệ thống, văn hóa đoàn thể tham gia vào.
Mình phải xác định việc đó là việc của xã hội. Phật giáo chỉ nói là quan điểm của Phật giáo là không nên nhưng không phải vì quan điểm đó phê phán mọi người, có thể khuyên mọi người dùng cái khác thay thế, đốt vàng mã không phải tinh thần của Phật giáo".
Theo vị sư thầy, đối với chùa, khi người ta đem vàng mã đến mình cũng không thể bảo người ta mang về được nhưng mình có thể chuyển nó đi và không đốt ở đó.
Việc không đốt vàng mã Phật giáo đã nói từ những năm 1930-1940, thời điểm đó đề cập đến nhiều đến vấn đề này. Suốt từ đó tới giờ Phật giáo luôn hướng cho mọi người quan điểm như vậy. Bên Phật giáo nhiều thầy đã lên tiếng, giảng giải cho nhiều người nghe để hiểu rồi từ bỏ, còn những ai họ không hiểu không nghe thì họ không thay đổi được.
Mình không khuyên họ không nên đốt ở chùa hay đốt ở nhà, mà giảng giải để họ hiểu họ thay đổi. Từ nhiều năm nay cứ nghĩ việc đốt vàng mã chỉ xảy ra ở chùa nhưng không phải. Việc đốt vàng mã là toàn dân họ làm ở nhà chứ không riêng gì ở chùa".
Trước đó, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay: Dịp lễ Tết, mùa vu lan hàng năm Giáo hội đều khuyến cáo không đốt vàng mã ở nơi thờ tự của Phật giáo. Trước Tết Mậu Tuất 2018, Giáo hội tiếp tục đăng tải lên trang điện tử với mục tiêu tuyên truyền mạnh hơn. Việc không đốt vàng mã sẽ được đưa vào các bài thuyết giảng, nghị lễ để các tăng ni, phật tử biết, thực hiện và qua đó lan tỏa toàn xã hội.
“Đốt vàng mã là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua, Giáo hội, Bộ Văn hóa khuyến cáo nhưng không thuyên giảm. Cần có sự chung tay của cộng đồng, các cấp chính quyền mới mong giảm được”, Thượng tọa Thiện nói và cho biết Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực từ tháng 1/2018. Nếu nghị định hướng dẫn sắp ban hành có chế tài đối với hành vi đốt vàng mã không đúng sẽ là biện pháp tốt giảm được tục lệ này.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Bỏ tục đốt vàng mã là đúng đắn
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng nhiều người Việt đang mâu thuẫn trong chính quan niệm "trần sao, âm vậy". "Nếu đã suy ... |
Ngôi chùa 20 năm không đốt vàng mã, dành tiền tỷ giúp người nghèo
Năm 2016, số tiền đóng góp từ việc không đốt vàng mã tại chùa Liên Hoa là hơn 2 tỷ; đến năm 2017, số tiền ... |
Hòa thượng Thích Hải Ấn: Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã
Viện trưởng học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cho rằng, việc có người bỏ tiền triệu đốt vàng mã là do "không hiểu ... |