- Sau nhiều 'lùm xùm', nhân sự tư vấn bảo hiểm nhân thọ biến động thế nào?
- Chi tiết vụ khách hàng tố SCB và Manulife bán bảo hiểm nhân thọ gây mất tiền
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thời gian qua lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã bộc lộ nhiều tồn tại, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chưa rõ ràng, người mua thường thua thiệt khi khiếu kiện.
Giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội quan tâm về quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, vừa qua, việc liên kết giữa ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm bộ lộ nhiều bất cập gây bức xúc trong dư luận.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đã kiểm tra và xử lý nghiêm những ngân hàng và công ty bảo hiểm vi phạm.
Bộ Tài chính cũng đang tham mưu ban hành nghị định và xây dựng thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên; quy định gói định mức tối đa chi thưởng, quy định các vấn đề về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình |
Về việc lập dự toán không sát dẫn đến số vượt thu cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời điểm lập dự toán 2022 là vào tháng 9/2021, đó là giai đoạn đại địch COVID-19 bùng phát, thời điểm đó tăng trưởng âm, thu ngân sách âm so với cùng kì. Dự toán ngân sách phù hợp với bối cảnh thời điểm đó. Tuy nhiên, đến năm 2022, nước ta đã chống dịch thành công, tăng trưởng tăng đạt 8,02% cả năm. Từ đó vượt thu ngân sách.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, dầu thô vượt thu do với dự toán là do tăng giá dầu và tăng sản lượng. Bên cạnh đó, việc tăng cường kê khai và tăng thu từ chuyển nhượng bất động sản; thu nội địa cũng tăng…
Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sau khi Quốc hội có Nghị quyết 43/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về miễn giảm thuế, theo đó đã có nhiều có nhiều chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường 50%...
Về số tồn dư ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, số tiền này đã gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, tức là nguồn này là nguồn nhàn rỗi tạm thời đã có trong dự toán được Quốc hội phê chuẩn như bố trí vào các dự án đầu tư công, dự án về chương trình mục tiêu quốc gia, v.v.. Như vậy đây là nguồn đã có nhiệm vụ chi chi tiết, tồn đọng là vì chưa giải ngân hết chứ không phải là nguồn để phân bổ vào việc khác.
Về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc chi chương trình mục tiêu có chi thường xuyên và chi đầu tư. Chi đầu tư là chi các dự án đường xá, hỗ trợ nhà ở…Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa danh mục còn Bộ Tài chính giao kế hoạch. Theo quy định là không bố trí theo năm mà bố trí theo một chương trình trong một giai đoạn, nên để cắt ra chia cho năm là không phù hợp.
Để khắc phục tồn tại, hạn chế, Bộ Tài chính đã có đề nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư như giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giaovề cho các tỉnh và các bộ, ngành, các tỉnh. Các bộ, ngành tăng cường phân cấp đề các tỉnh. Các bộ ngành phân bổ, còn cơ quan trung ương chỉ quy định về định mức tiêu chuẩn và tiêu chí như vậy sẽ bảo đảm triển khai nhanh hơn….