Đây là thống kê được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động, với nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp, Cuộc vận động đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (năm 2010 Việt Nam nhập siêu 12,5 tỷ USD; năm 2018 Việt Nam xuất siêu gần 7,2 tỷ USD).
Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học-công nghệ trong sản phẩm, như tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày chiếm khoảng 40-50%.
Theo Bộ Công thương, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên |
Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá, các doanh nghiệp, người sản xuất đã đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng; chú trọng ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; coi trọng quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao chiếm thị phần khá lớn trong hệ thống phân phối.
Tuy nhiên, theo Thường trực Ban Bí thư, việc triển khai Cuộc vận động vẫn còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn, thách thức. Cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước ngày càng phức tạp hơn, nhất là khi thực hiện theo các thỏa thuận, hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức, tạo sức ép cạnh tranh lớn về sản xuất, thương mại.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và nhân dân. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, yêu cầu cao hơn đối với hàng hóa Việt về quy chuẩn, chất lượng.
Thường trực Ban Bí thư lưu ý tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, vi phạm xuất xứ hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh nghiệp làm ăn chân chính và niềm tin người tiêu dùng...
“Thị trường trong nước chúng ta rất lớn vì đất nước ta có tới gần 100 triệu dân, khâu bán lẻ phải hết sức chú ý. Chúng tôi nhiều lúc thấy thông tin rất giật mình là hầu như các thương hiệu, siêu thị lớn trong nước đều người nước ngoài thôn tính. Dĩ nhiên hội nhập quốc tế, nhưng làm sao người Việt Nam phải chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ. Nếu người nước ngoài vào đây phải có điều kiện”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho rằng trong thời gian tới Cuộc vận động cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sáng tạo, thiết thực hơn nữa.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động, để người tiêu dùng trong nước tin và yêu thích dùng hàng Việt, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh các doanh nghiệp, người sản xuất cần không ngừng đổi mới, triệt để ứng dụng khoa học-công nghệ; khơi dậy bản lĩnh, ý chí, sức sáng tạo của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh;
Chú trọng xây dựng thương hiệu hàng Việt, phấn đấu hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, an toàn, chất lượng cao, giá thành hạ, tính cạnh tranh lớn, chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.
Gần 500 máy bơm nước Made in China bị "hô biến" thành Made in Vietnam |
Bảo vệ đối mặt cướp ngân hàng Vietcombank có súng: Sợ nhưng... |
Tân HLV Thái Lan đặt mục tiêu thắng Việt Nam |