Con tin người Mỹ bịt mắt bị dẫn giải trên đường phố Iran, Ai Cập-Israel ký thỏa thuận hòa bình sau nhiều năm đối đầu, Liên Xô đưa quân đến “láng giềng” Afghanistan… là những thời khắc lịch sử của năm 1979 đã định hình Trung Đông hiện đại.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đánh giá cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 đã biến một quốc gia đang là đồng minh của Mỹ trở thành đối thủ với Washington sau này. Cách mạng Hồi giáo Iran đánh dấu thời điểm Mỹ mất đi đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông, từng mua hàng tỷ USD vũ khí của Washington. Từ đây, Mỹ bắt đầu lựa chọn thân thiết hơn với Saudi Arabia.
Mặc dù người Hồi giáo theo dòng Shi'ite chỉ chiếm số nhỏ trong cộng đồng Hồi giáo trên thế giới nhưng việc nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có lãnh đạo tối cao là người Shi'ite đã ghi dấu mốc đặc biệt.
Con tin Mỹ bị bắt từ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran. Ảnh: AP
Trong khi đó, những quốc gia Trung Đông khác với phần lớn dân số theo dòng Sunni lại nhìn Iran do người Shi'ite lãnh đạo với con mắt ái ngại. Ngày 16/7/1979, ông Saddam Hussein đảm nhận chức vụ Tổng thống Iraq và chỉ trong một tuần sau đó nhà lãnh đạo này tổ chức cuộc thanh trừng hơn 60 thành viên cấp cao đảng cầm quyền Baath rồi phát sóng trên truyền hình.
Chứng kiến cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran và lo sợ người theo dòng Shi'ite tại Iraq cũng có động thái tương tự, vào năm 1980 Saddam Hussein ra lệnh đưa quân đến xâm chiếm láng giềng Iran. Đây là khỏi đầu của cuộc chiến kéo dài 8 năm khiến 1 triệu người thiệt mạng.
Cùng năm 1979, sân bay Jebel Ali tại Dubai được khánh thành, góp phần phát triển kinh tế cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Trong một diễn biến khác cùng năm 1979, hai đối thủ lâu đời là Ai Cập và Israel đã thay đổi “thái độ” và làm hòa. Thỏa thuận giữa Ai Cập và Israel ghi dấu hai quốc gia kết thúc cuộc chiến kể từ năm 1948. Israel rút khỏi Bán đảo Sinai. Hai quốc gia bắt đầu trao đổi đại sứ và thiết lập đường bay.
Iran sau đó lại xuất hiện trên báo đài thế giới với vụ việc ngày 4/11/1979 ập vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Động thái này bắt nguồn từ việc Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter tạo điều kiện cho nhà vua Iran bị lật đổ sau Cách mạng Hồi giáo - Mohammad Reza Pahlavi đến Mỹ điều trị. Trong 444 ngày, Iran bắt giữ 52 công dân Mỹ làm con tin.
Trong thời điểm đó, người biểu tình tại Pakistan đã phóng hỏa Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad. Vài ngày sau, một đám đông lại tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli, Libya.
Hồng quân Liên Xô rút khỏi Afghanistan năm 1989. Ảnh: RT
Năm 1980, ông Carter thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ và nhường ghế Tổng thống cho đại diện đảng Cộng hòa Ronald Reagan. Chỉ vài phút sau phát biểu tuyên thệ của Tổng thống Ronald Reagan, các con tin Mỹ tại Iran được trả tự do.
Tân Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đó còn cam kết sẽ tăng cường sức mạnh của quốc gia này trước Liên Xô. Cuối năm 1979, Liên Xô đưa quân đến Afghanistan và duy trì hiện diện tại đây đến năm 1989.
Trong quãng thời gian này, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy để bắn hạ máy bay và trực thăng Liên Xô. Trong những phiến quân nhóm nổi dậy này có thanh niên trẻ gốc Saudi Arabia Osama bin Laden, nhân vật sau này hình thành nhóm khủng bố al-Qaida và “thiết kế” cuộc khủng bố 11/9/2001 nhằm vào Mỹ - sự kiện làm rung chuyển thế giới và khơi mào cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ tại Trung Đông kể từ thời điểm đó tới nay.
Giá dầu tăng vọt vì căng thẳng tại Trung Đông
Dầu thô tăng gần 3% sau thông tin máy bay không người lái trinh sát của Mỹ bị tên lửa Iran bắn rơi. |
Hệ thống hầm ngầm giúp Iran răn đe Mỹ và đồng minh Trung Đông
Tehran phát triển mạng lưới hầm ngầm dày đặc để bảo vệ lực lượng tên lửa trong đòn phủ đầu, sẵn sàng trả đũa đối ... |