"Người phán xử" tiền truyện đã phát sóng được 2 tập, và gặp không ít tranh cãi trái chiều xung quanh những tình tiết của bộ phim.
"Người phán xử" tiền truyện nhận được sự mong chờ cực kỳ lớn của khán giả kể từ khi công bố dự án. Nhưng cũng chính sự mong chờ ấy khiến ê-kíp làm phim phải đối mặt với một áp lực không hề nhỏ khi phim chính thức lên sóng.
"Người phán xử" vốn dĩ đã nhận được sự yêu mến của khán giả, vì vậy rất nhiều người mong đợi vào những đột phá của phần phim được phát sóng online gồm 4 tập này. Tuy vậy, đến nay, khi phim đã lên sóng được 2 tập, người hâm mộ lại có những phản hồi khá trái chiều về phim. Cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng với những tình tiết đã lên sóng, rất khó để cảm nhận được cái chiều sâu vốn dĩ là đặc trưng của "Người phán xử", thay vào đó là những cảnh bạo lực, đổ máu.
"Người phán xử" tiền truyện bị phàn nàn vì nhiều cảnh bạo lực. |
Không chỉ thế, "linh hồn" của "Người phán xử" là ông trùm Phan Quân lại dường như có vai trò khá mờ nhạt, thay vào đó là Phan Hải lông bông với đủ trò hài hước, tuy vẫn gây cười nhưng lại có phần "bội thực" vì lặp đi lặp lại quá nhiều.
Không chỉ có thể, việc bộ phim khá "tận dụng" những chi tiết mang tính chất quảng cáo cũng khiến khán giả phải phàn nàn. Ngoài việc chèn logo động của nhà tài trợ vào góc trái màn hình xuyên suốt tập 2, nhà sản xuất còn dành một phân đoạn dài để PR cho khu vui chơi giải trí tại TP.Hạ Long của đơn vị này.
Cảnh Phan Hải vui chơi ở cả hai địa điểm trên chiếm khoảng bốn phút, trong khi thời lượng tập phim là 20 phút. Việc "Người phán xử" tiền truyện quảng cáo tới 1/5 thời lượng khiến tập phim không có nhiều tình tiết mới. Trên fanpage của phim, nhiều ý kiến phản ánh việc "cài cắm" tên thương hiệu kém duyên, khiến nội dung phim không được tập trung.
Vấn đề quảng cáo trong phim cũng gặp nhiều chỉ trích |
Chia sẻ về những tranh cãi nói trên, đạo diễn Khải Anh trả lời Dân Trí cho biết, việc nói bậy hay cảnh nóng, cảnh bạo lực đều phản ánh chân thực những gì diễn ra trong đời sống. Sở dĩ, bản online có phần "mạnh bạo" hơn vì khâu kiểm duyệt khác với bản truyền hình, tuy nhiên tất cả đều có những giới hạn nhất định, nhà sản xuất khẳng định không làm quá để câu view.
"Tôi nhắc lại, ngay từ đầu, khi bắt tay vào thực hiện chúng tôi muốn đưa đến cho khán giả những gì chân thực nhất. Còn tôi không có ý dùng từ ngữ thô tục, cảnh nóng, bạo lực… để câu like, câu view gì cả.
Theo tôi, chúng ta không nên xoáy vào những chi tiết nhỏ trong phim mà làm cho giá trị bộ phim bị giảm xuống. Chúng ta nên nhìn vào tổng thể phim là mang đến cho khán giả những gì chân thật nhất, đời sống nhất" - đạo diễn Khải Anh bày tỏ.
Theo vị đạo diễn, việc dung hòa các đối tượng xem phim là rất khó, và "Người phán xử" là một bộ phim về giới "giang hồ" nên cần phải phản ánh đúng thực tế, không cường điệu quá và không hư cấu quá cuộc sống của những con người này.
Về phần sự xuất hiện của Vân Dung trong phim, đạo diễn Khải Anh cho biết chắc chắn không phải để gây hài. Anh chia sẻ, do mọi người ít xem Vân Dung diễn chính kịch nên có quan niệm rằng chị chủ yếu thể hiện những vai hài hước, trên thực tế, Vân Dung có nhiều thể hiện đa dạng hơn nhiều.
Vi An (T/h)
Đạo diễn "Người phán xử tiền truyện" khẳng định không dùng cảnh nóng, bạo lực…câu like
“Việc tạo ra dư luận hai chiều kiểu có người đồng tình và người phản đối là ý đồ của nhà sản xuất. Và đương ... |
Quảng cáo 1/5 thời lượng phim, \'Người phán xử\' tiền truyện gây bức xúc
Việc nhân vật trong "Người phán xử" tiền truyện nhắc đi nhắc lại tên một địa điểm vui chơi giải trí ở Hạ Long đã ... |