Bí mật “Mắt thần” KJ-600 và tham vọng hải quân nước xanh của Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đang phát triển chiếc máy bay cảnh báo sớm đầu tiên cho tàu sân bay, một động thái nhằm củng cố năng lực hải quân nước xanh của Bắc Kinh.

bi mat mat than kj 600 va tham vong hai quan nuoc xanh cua trung quoc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện đang giám sát quá trình phát triển chiếc máy bay cảnh báo sớm đầu tiên mà các nhà bình luận quân sự gọi là KJ-600. Chiếc máy bay này sẽ được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử (AESA).

Theo chuyên gia quân sự Li Jie, hệ thống radar AESA “có thể phát hiện các chiến đấu cơ tàng hình ở một khoảng cách rất xa”, đồng nghĩa với việc có thể phát hiện các máy bay của Mỹ như F-22 và F-35 hiện đang được nhiều quốc gia trên toàn thế giới sử dụng.

Điều đó giúp Mỹ rút ngắn khoảng cách công nghệ quân sự Mỹ và tăng cường khả năng tham chiến đối với nhóm tàu sân bay.

Chiếc KJ-600 được cho là hoàn toàn có thể hạ cánh và hoạt động trơn tru trên tàu sân bay thứ ba mà Trung Quốc đang cho đóng ở Thượng Hải.

Theo chuyên gia quân sự, KJ-600 có năng lực phát hiện có thể soi rõ máy bay tàng hình ở một số góc độ nhất định.

Nó có thiết kế giống máy bay cảnh báo sớm E-3 Hawkeye vốn được gọi là “mắt thần diều hâu” của quân đội Mỹ.

Tuyên bố về việc phát triển máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc trùng hợp với thời điểm gia tăng triển khai một loạt chiến đấu cơ F-35 và F-22 ở những khu vực gần Trung Quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cả hai đồng minh của Mỹ đều mua máy bay F-35A từ tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin và có thể cân nhắc sẽ tiếp tục mua F-35B để tiến hành các hoạt động trên biển.

Theo chuyên gia an ninh hải quân Collin Koh của đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), máy bay cảnh báo sớm KJ-600 có thể chứng minh niềm tin của nhiều chuyên gia quốc tế về tham vọng xây dựng năng lực hải quân nước xanh của Trung Quốc có thể hoạt động ở những vùng biển quốc tế cách xa bờ biển nước này.

“Phát triển máy bay cảnh báo sớm cho thấy, Hải quân Trung Quốc muốn đưa nhóm tàu sân bay hoạt động ở các vùng biển xa”, ông Koh nói với tờ SCMP.

Theo kế hoạch, Bắc Kinh dự định sẽ đưa vào hoạt động 4 nhóm tàu sân bay vào năm 2030.

Liêu Ninh hiện là tàu sân bay duy nhất đang trong biên chế hoạt động của Hải quân Trung Quốc.

Đây là con tàu xây dựng từ thời Xô Viết, thuộc lớp Kuznetsov và được Bắc Kinh mua lại và tân trang. Trung Quốc đang đóng thêm 3 tàu sân bay khác tại các xưởng nội địa và con tàu đầu tiên đã được hạ thủy hồi tháng Tư năm ngoái.

Xem thêm: Syria: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin - Cơn đau đầu mới của ông Putin

/ Người đưa tin