Nhà săn lùng kho báu Robert F. Marx, tác giả cuốn sách “Kho báu mất tích trên biển cả: Du hành vào thế giới của những xác tàu đắm vĩ đại”, viết: “Kho vàng mà đội viễn chinh Bồ Đào Nha khoắng được ở Malacca là hơn 60 tấn, được chế tác thành các món đồ quý, cùng vô số kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và lam ngọc. Giá trị của số châu ngọc này tương tương với số tiền 2,6 tỷ USD theo thời giá hiện nay”.
Bản phục chế con tàu Flor de la Mar của Bồ Đào Nha chở theo hơn 60 tấn vàng và vô số châu ngọc trị giá tới 2,6 tỷ USD bị chìm ở eo biển Malacca |
Hãy tưởng tượng thành phố Lisbon vào thời điểm vào năm 1502, thuộc thời kỳ hoàng kim thám hiểm của xứ Bồ Đào Nha. Cảng Lisbon luôn sầm uất càng nổi tiếng hơn với thành tựu mới nhất vừa được công bố: một con tàu khổng lồ mới toanh và chất lượng tốt nhất từ trước tới nay. Với chiều dài 35,9m, cao tới 33,8m, Flor de la Mar là con tàu lớn nhất trong hạm đội tàu của Bồ Đào Nha.
Hành trình tìm châu báu
Ngay từ lúc mới nhen nhóm ý tưởng đóng con tàu này, người xứ Bồ đã nghĩ đến việc đưa nó trực chỉ đến Ấn Độ để chinh phục xứ sở đầy ắp vàng bạc và gia vị mà đã từ rất lâu khiến người Tây dương mê đắm. Bất chấp các sự cố, Flor de la Mar chu du trên đại dương suốt 9 năm trước khi yên giấc vĩnh cửu trong lòng biển cả. Cái ngày định mệnh đó đã kéo theo một kho báu vô giá cùng chôn vùi với xác tàu.
Sau khi được hạ thủy vào năm 1502, tàu Flor de la Mar dưới sự chỉ huy của vị thuyền trưởng nổi tiếng Estêvão da Gama - anh em họ của nhà thám hiểm lừng danh Vasco da Gama - thủy thủ đoàn giong buồm thẳng tiến sang Ấn Độ. Tại vùng đất giàu có đó, con tàu đã chở rất nhiều thứ quý giá về lại quê nhà.
Viên thuyền trưởng tàu Flor de la Mar, Alfonso de Albuquerque |
Trong vòng 4 năm sau đó, chiếc tàu này biến thành một tàu chiến giúp cho người Bồ Đào Nha nhanh chóng xâm lược các thành đô giàu có bao gồm Socotra, Muscat, Ormuz và Goa. Tàu Flor de la Mar là một phần của phi đội đặt dưới sự điều binh khiển tướng của viên chỉ huy Alfonso de Albuquerque, một quý tộc kiêm đô đốc, Phó vương thứ hai của Bồ Đào Nha thân chinh đến Ấn Độ. Năm 1511, Albuquerque đến eo biển Malacca thuộc bán đảo Mã Lai (Malaysia ngày nay).
Lúc đó, Malacca là ngã tư của các tuyến thương mại hàng hải quan trọng và nơi đây trở thành một trung tâm thương mại quốc tế rất giàu có với rất nhiều của nả và kho tàng. Sau một chiến dịch bao vây kéo dài 12 ngày dưới sức mạnh của đội quân viễn chinh Bồ Đào Nha, cuối cùng thuyền trưởng Alfonso de Albuquerque tuyên bố đã chinh phục thành công Malacca. Ngoài việc thay mặt Hoàng gia Bồ Đào Nha tiếp quản cảng Malacca, bản thân viên thuyền trưởng Albuquerque cũng lộ rõ bộ mặt thật của một tên cướp có hạng, mà đặc biệt là cung điện Malacca nơi có một kho báu lớn, là đích đến của Albuquerque.
Nhà săn lùng kho báu Robert F. Marx |
Kho vàng chìm đáy biển sâu
Bất chấp việc con tàu Flor de la Mar chỉ là một tàu thương mại, thuyền trưởng Albuquerque vẫn quyết định sử dụng để chuyên chở kho báu khổng lồ của ông ta, với vô số châu ngọc, bạc vàng quý hiếm trong chuyến trở về quê hương sau hơn 6 năm lênh đênh trên mặt nước trong sứ mạng của con tàu lớn nhất Bồ Đào Nha. Nhà săn lùng kho báu Robert F. Marx và vợ Jenifer Marx cùng viết nên cuốn sách “Kho báu mất tích trên biển cả: Du hành vào thế giới của những xác tàu đắm vĩ đại”:
“Kho vàng mà đội viễn chinh Bồ Đào Nha khoắng được ở Malacca càng thêu dệt thêm trí tưởng tượng của châu Âu thời kỳ đó. Hơn 60 tấn vàng được chế tác thành các món đồ quý có hình dáng muông thú, chim chóc, đồ mộc nạm vàng và tiền vàng dùng trong cung điện của nhà vua Malacca. Số vàng quá nhiều khiến thủy thủ đoàn hết sức chật vật trong việc xếp thêm 200 chiếc hòm để châu báu khác. Vô số kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và lam ngọc, giá trị của số châu ngọc này tương tương với số tiền 2,6 tỷ USD theo thời giá hôm nay”.
Tháng 12/1511, hàng hóa, châu báu đã chất đầy lên khoang tàu, và viên thuyền trưởng Albuquerque ra lệnh Flor de la Mar trực chỉ về quê hương. 2 ngày sau khi nhổ neo, con tàu rơi vào một cơn bão dữ dội. Nó quăng quật vật lộn với bão dữ chỉ trong vòng vài giờ và rồi cuối cùng đụng một bãi san hô ngầm ở ngoài khơi đảo Sumatra. “Khi con tàu Flor de la Mar giong buồm dọc theo vùng duyên hải Đông Bắc, họ bị rơi vào trong tầm ảnh hưởng của một cơn bão mạnh và chiếc tàu khi đó đã bị đắm ở một vũng nước nông kéo theo nhiều sinh mạng người và gần như toàn bộ số châu báu mang từ Malacca. Bản thân thuyền trưởng Albuquerque thoát nạn trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo”, dẫn lời tác giả Tomé Pires , vốn là một nhà buôn dược phẩm người Bồ Đào Nha từng sống ở Malacca trong khoảng thời gian 1512-1515.
Một số cổ vật vàng được trục vớt từ con tàu Flor de la Mar trước khi nó chìm hẳn dưới đáy biển Malacca |
Theo các nguồn tài liệu thì con tàu Flor de la Mar nhanh chóng bị gãy làm đôi sau khi va đụng vào rặng san hô, và sóng biển dữ dội đã biến 2 mảnh con tàu thành những mảnh vụn. Gần như 400 con người bị thiệt mạng trong xác tàu, ngoại trừ thuyền trưởng Albuquerque trốn thoát cùng với vài thuộc hạ thân tín trên một xuồng cứu sinh của thế kỷ 16. Đám người của Albuquerque với quần áo rách rưới te tua, đành tiếc rẻ bỏ lại kho báu trị giá 2,6 tỷ USD chìm xuống đại dương.
Bất chấp nhiều nỗ lực săn lùng xác tàu, việc tìm ra nó vẫn thất bại. Trong số những chuyến thám hiểm nhằm khám phá ra kho báu khổng lồ này có công sức của South East Asia Salvage, một công ty của Singapore đã nhận được sự cho phép của chính phủ Indonesia ngay từ năm 1989 nhằm tìm kiếm con tàu Flor de la Mar bị đắm.
Chuyến dò tìm này có sự tham gia của nhà săn lùng kho báu Robert F. Marx, tuyên bố rằng chính rạn san hô là căn nguyên khiến con tàu gặp thảm họa. Nhưng trước khi công ty South East Asia Salvage lên đường tìm ra thứ mà họ cho rằng có lẽ là vị trí có xác tàu Flor de la Mar bị chìm, thì đã có một cuộc tranh cãi cam go giữa Malaysia, Bồ Đào Nha và Indonesia vì bên nào cũng tuyên bố họ là chủ nhân của số kho tàng nếu được tìm thấy.
Eo biển Malacca (Malaysia) nơi được nghi là có xác tàu chở vàng Flor de la Mar bị đắm hồi thế kỷ 16 |
Cho đến ngày nay, xác tàu đắm Flor de la Mar từng một thời là niềm kiêu hãnh của hạm đội tàu Bồ Đào Nha, vẫn nằm đâu đó gần eo biển Malacca, luôn là đích đến của các tay săn lùng kho báu muốn lặn xuống để chinh phục làn nước âm u nhằm định vị con tàu và trục vớt kho tàng vô giá. Trong khi vẫn có số đông người nghĩ rằng xác tàu đắm Flor de la Mar đang chôn vùi những hòm vàng và châu ngọc lấp lánh dưới đáy biển, thì vẫn còn không ít người cam đoan rằng kho báu trên hiện không còn vẹn nguyên như lúc con tàu chìm.
Một số nguồn tin nói rằng, sau khi tay thuyền trưởng Albuquerque bỏ lại con tàu, đã có vài người trên tàu sống sót. Sau khi cơn bão ngừng, người địa phương Malacca với sự giúp sức của những người sống sót này đã tìm lại một số hòm châu ngọc trước khi phần châu báu còn lại chìm hẳn xuống đáy đại dương và mất tích vĩnh viễn.
Gian nan hành trình truy tìm kho báu nhà Minh chìm đáy biển
Các nhà khoa học tin rằng vị trí con tàu vận tải chở đầy kho báu từ thời nhà Minh của Đô đốc Trịnh Hòa ... |
Alaska: \'Kho báu xa xôi\' của Mỹ và hoài niệm buồn của người Nga
150 năm sau phi vụ buôn bán đầy tranh cãi giữa Mỹ và Nga, Alaska trở thành một trong những tiểu bang quan trọng nhất ... |
Linh cảm kỳ lạ của thợ săn vàng và kho báu khổng lồ trong tàu đắm
Nhóm của Damant sử dụng thuốc nổ để thổi bay các hành lang bên trong xác tàu, cuối cùng họ cũng đến được căn phòng ... |
http://baophapluat.vn/quoc-te/bi-an-ve-con-tau-cho-vang-tri-gia-26-ty-usd-chim-o-an-do-duong-365234.html