Cách đây 56 năm, quân đội Mỹ đã bí mật thử nghiệm chất độc này lên hàng trăm lính thủy thuộc lực lượng Hải quân Mỹ.
Cõng rắn cắn gà nhà
Khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, cuộc đua giữa Mỹ với Liên Xô để bắt giữ các nhà khoa học của Phát xít Đức bắt đầu. Tất cả các bên đều quyết tâm giành càng nhiều nhà khoa học càng tốt để chuẩn bị cho Chiến tranh Lạnh sắp bắt đầu. Tại thời điểm đó, đây là điều tuyệt mật. Mãi cho đến những năm gần đây, các bí mật mới dần được hé lộ.
Một trong những cuốn sách mô tả chi tiết về phi vụ bí mật này có tên là "Phi vụ Kẹp giấy" được tổng hợp bởi Annie Jacobsen. Trong đó, các tài liệu được tập hợp bao gồm ghi chép, tiểu sử và cả những nguồn từ chính phủ Mỹ, tài liệu tiếng Đức, thư từ…
Cuốn sách tổng hợp kết quả thu được là danh sách của 89 nhà khoa học nổi tiếng trong số hàng trăm người và các mô tả chi tiết về cá nhân và nghiên cứu của họ. Sự kiện nổi tiếng được đề cập nhiều nhất đầu tiên phải kể đến phi vụ bắt giữ tàu ngầm Đức số hiệu U-234 vào ngày 15.5.1945.
Trên tàu ngầm là tiến sỹ Heinz Schlike, giám đốc Vùng thử nghiệm hải quân tại Kiel. Trên tàu còn có tài liệu về bom lượn Hs293, bom lượn V-1 (tiền thân của tên lửa hành trình), tên lửa V-2 (tiền thân của tên lửa SCUD), máy bay chiến đấu Me262 (máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên), các thiết kế tàu ngầm và hơn 500kg Oxit Uranium (thành phần chính chế tạo bom nguyên tử).
Tên lửa V-2 và nỗi ám ảnh London
Wernher von Braun là người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa V-2 cùng 80 kỹ sư. Tên lửa V-2 với tên gốc là A4, có tầm hoạt động hơn 350km, tốc độ siêu âm cùng khối lượng thuốc nổ và nhiên liệu mang theo là 1 tấn.
Tên lửa V-2 (Ảnh: US Army)
Ban đầu Hitler không có hứng thú với tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, vào 22.12.1942 ông ta đã cho phép triển khai V-2 thành vũ khí. Mãi đến năm 1944, sau nhiều sửa chữa thì V-2 mới hoàn thiện. Sau khi cơ sở thí nghiệm bị quân Đồng minh đánh bom, nó được chuyển về Nordhausen. Tại đây, 20000 tù nhân đã chết trong khi làm việc để chế tạo V-2.
Cuộc tấn công đầu tiên của V-2 vào Paris và London là ngày 8.9.1944. Hơn tám tháng tiếp sau đó, tổng số 3172 tên lửa đã được bắn về phía các thành phố như London, Paris, Antwerp, Lille, Norwich và Liege. Với tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh, không một vũ khí nào của quân đồng minh có thể đánh chặn được V-2.
Trong suốt thời gian chiến tranh, V-2 đã gây ra cái chết của hơn 2500 người và gần 6000 người bị thương. Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, cả Mỹ và Liên xô đều tìm cách đưa nghiên cứu này về nước. Hai nhà khoa học hàng đầu là Wernher von Braun và Dornberger đã được Mỹ đưa về theo Phi vụ Kẹp giấy.
Năm 1947, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công việc phóng tên lửa V-2 từ boong tàu USS Midway. Từ những kết quả này, von Braun và đội ngũ nghiên cứu đã phát triển chương trình làm nền tảng cho việc phóng tên lửa cho chương trình chinh phục không gian sau này.
Tài liệu quan trọng thứ hai là thông tin về khí độc Sarin. Nó được phát triển bởi Gerhard Schrader và Otto Ambros thuộc công ty hóa chất IG Farben. Tên gọi Sarin được đặt theo tên của những người phát triển và hai sỹ quan Đức quốc xã.
Sarin và những cái chết đau đớn
Vào giữa những năm 1930, những cánh đồng của nước Đức gặp phải nhiều vấn đề. Trong khi chính phủ phải mua thuốc trừ sâu từ nước ngoài với giá cao, các nhà khoa học của công ty Bayer phải tìm ra một giải pháp thay thế rẻ tiền hơn.
Người trực tiếp chế tạo thuốc trừ sâu mới là Gerhard Schrader. Khi đó ông 33 tuổi và là trưởng nhóm bảo vệ cây trồng của Bayer. Schrader phải tìm cách chế tạo ra loại thuốc đủ mạnh để diệt sâu bọ nhưng không ảnh hưởng đến động vật và con người. Sau nhiều tháng thử nghiệm, ông đã tìm ra giải pháp là bổ sung xyanua vào hỗn hợp.
Ngay sau đó ông cảm thấy đau đầu và khó thở. Đột nhiên, thị giác giảm xuống đột ngột, con ngươi thu nhỏ. Trong cuốn sách mô tả về sự kiện có viết "khiến ông có vẻ ngoài kỳ dị như zombie". Phải mất ba tuần thì Schrader mới hồi phục.
Tuy rằng nghiên cứu thuốc trừ sâu thất bại nhưng đồng thời, nhờ tai nạn này ông đã thành công theo một hướng khác. Công ty IG Farben, chủ sở hữu Bayer, đã báo cáo cho quân đội Đức. Khi các nhà khoa học thuộc quân đội Đức kiểm tra, họ đã đặt tên cho nó "tabun" với nghĩa "điều cấm kỵ".
Trong khi mù tạt cần nhiều thời gian để giết người thì Tabun chỉ cần 20 phút. Quá ấn tượng với kết quả nghiên cứu này, chính phủ Đức đã thưởng cho nhóm nghiên cứu 20.000 đô la tại thời điểm đó. Trong khi quân đội tìm cách thực hiện vũ khí hóa học thì Schrader quay lại nghiên cứu thuốc trừ sâu.
Lần này, ông tìm ra hợp chất mạnh hơn trước 10 lần và đặt tên nó là Sarin. Quân đội Đức triển khai xây dựng nhà máy sản xuất sarin vào năm 1943. Các sĩ quan cao cấp muốn dùng nó trong chiến tranh nhưng Hitler đã từ chối. Không rõ lý do cho sự từ chối này nhưng người ta cho rằng Hitler đã chứng kiến sự khủng khiếp của vũ khí hóa học khi ông ta tham gia Thế chiến thứ nhất.
Sau chiến tranh, 530 tấn chất độc Tabun được đưa vào nước Mỹ. Chính lính Mỹ trở thành chuột thí nghiệm cho những thử nghiệm vũ khí hóa học bởi TS. Wilson Greene. Điều này chẳng khác gì việc Mỹ đang "cõng rắn cắn gà nhà" với mục đích đánh giá mức độ độc hại của chúng; cũng như đo phản ứng "Controlled Temporary Incapacitation" (CTI - Mất kiểm soát thần kinh tạm thời) khác nhau của từng lính.
Trong suốt 7 năm (từ 1963 đến 1970), Mỹ triển khai "Project 112" cho phép quân đội Mỹ làm thí nghiệm bí mật trên hàng trăm lính thủy thuộc lực lượng Hải quân Mỹ và hải quân các nước khác. Ngoài Sarin, giới khoa học quân đội Mỹ còn sử dụng các chất độc khác như VX, hơi cay...
Sau đó, một nhà hóa học người Đức tên Fritz Hoffman cùng Greene đã cùng nghiên cứu các loại vũ khí hóa học khác.
Tác động của Phi vụ kẹp giấy
Nói về tác động của Phi vụ kẹp giấy, Henry Wallace, phó tổng thống và thư ký thương mại Mỹ, tin rằng các nghiên cứu của các nhà khoa học bị bắt giữ có thể giúp phát triển công nghiệp và tạo ra việc làm. Và ông đã chính xác, các nhà khoa học Đức đã có nhiều phát minh mới như cao su nhân tạo, nhiệt kế tai, băng từ, các thiết bị điện tử thu nhỏ,…
Và không tính đến lai lịch Phát xít, Werner von Braun là nhà khoa học được trọng dụng nhất. Ông có rất nhiều đóng góp cho chương trình tàu Apollo đổ bộ lên Mặt trăng.
Ngoài ra, trong danh sách những người được thu nhận từ phi vụ kẹp giấy còn có 120 nhà khoa học khác, các kỹ sư, kỹ thuật viên đã tham gia phát triển tên lửa Saturn V. Ngay cả Trung tâm điều khiển phóng tàu tại mũi Canaveral, Florida cũng là một cựu Phát xít, Kurt Debus.
Các cựu Phát xít khác được thuê làm việc cho chính phủ Mỹ có thể được kế đến bao gồm:
- TS. Hubertus Strughold, người đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế áo phi hành gia vũ trụ và các hệ thống hỗ trợ sự sống khác. Vào tháng 6.1948, ông đã đặt một con khỉ có tên Albert vào khoang ổn áp trên tên lửa V-2. Đây là bước đầu trong nỗ lực đưa con người vào không gian.
- Tướng Reinhard Gehlen, từng đứng đầu tổ chức điệp viên Đức chống Liên xô, được quân đội Mỹ và sau này là CIA thuê để điều hành 600 cựu điệp viên phát xít hoạt động trong vùng kiểm soát của Liên xô.
- TS sinh học Kurt Blome được thuê để phát triển các khả năng phòng thủ và tấn công nhằm chống lại các hoạt động sinh hóa của Liên xô.
Năm 1949, CIA xây dựng Văn phòng tình báo khoa học. Giám đốc đầu tiên là TS. Willard Machle, đã đi đến Đức để thiết lập một chương trình đặc biệt nhằm thẩm vấn các điệp viên Liên xô bị bắt.
CIA tin rằng Nga đã phát triển các chương trình kiểm soát trí não và muốn biết cách làm sao để các điệp viên của Mỹ có thể chống lại việc này khi bị bắt. Ông ta cũng nhắm đến khả năng tạo ra một "ứng viên Mãn châu lý" thông qua việc điều chỉnh hành vi. Đó là lý do Phi vụ Chim xanh ra đời.
Chim xanh, sau này đổi tên thành MKULTRA là nghiên cứu thử nghiệm điều chỉnh hành vi con người. Đạo luật Nuremberg ngăn cấm việc thí nghiệm trên con người nếu như họ không đồng ý. Trong chương trình này, TS Frank Olson, nhà nghiên cứu về vũ khí sinh học của quân đội Mỹ, được sử dụng thuốc LSD mà không biết.
Điều này dẫn đến cái chết do ông nhảy khỏi tòa nhà. Sau đó, Richard Helms đã ra lệnh phá hủy các tài liệu liên quan, cái chết của TS Olson vẫn còn là chủ đề tranh cãi cho đến ngày nay.
Thảm sát Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng của người lính Hải quân
Hơn 30 năm ngày các chiến sĩ Gạc Ma hy sinh vì Tổ quốc, đồng đội luôn nhắc nhớ máu xương các anh đã đổ ... |
GẠC MA KHẮC CỐT GHI TÂM (*): Ký ức đau thương
"Thà hy sinh chứ không thể mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ Tổ quốc linh thiêng" - lời nói ... |