Nhiều nước nhập khẩu nông sản đã cánh báo về tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam đã mạo danh hoặc mượn mã số vùng trồng để xuất khẩu và đây là vi phạm
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
Theo đó, Bộ NN&PTNT cho hay, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Trong những năm vừa qua, công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Song, theo Bộ NN&PTNT, còn nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác này. Tỷ lệ diện tích trồng trọt được cấp mã số vùng trồng chưa cao, mới chỉ tập trung ở một số cây ăn quả chủ lực.
Quả Xoài Việt Nam đã nhiều lần bị nước nhập trả về vì mạo danh mã số vùng trồng |
Đáng chú ý, công tác giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo duy trì đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu.
"Tình trạng mạo danh mã số và vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm hay phòng chống Covid-19 của vùng trồng và cơ sở đóng gói vẫn còn tồn tại, khiến nước nhập khẩu phải cảnh báo hoặc tạm dừng nhập khẩu" - Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Từ thực tế đó, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Đặc biệt, các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật chủ động đàm phán với cơ quan kỹ thuật của nước nhập khẩu để mở cửa thị trường, tăng số lượng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu; giải quyết các rào cản kỹ thuật để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Các doanh nghiệp và người sản xuất chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng quy định của nước nhập khẩu. Đảm bảo luôn duy trì tình trạng đáp ứng quy định của nước nhập khẩu tại vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Trong đó cần có biện pháp chủ động bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý khi có thay đổi thông tin liên quan đến vùng trồng, cơ sở đóng gói hay khi phát hiện vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tọa đàm 'Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?'
Xuất khẩu nông sản "không thể đường mòn lối mở mãi". Việc giải quyết tận gốc vấn đề đầu vào-đầu ra cho nông sản sẽ ... |
Bỏ phố về quê làm nông sản sạch, nông dân Quảng Bình ‘bỏ túi" hàng trăm triệu
Rời TP.HCM về quê xây dựng mô hình nông sản sạch, ông Cao Thanh Bình đã ‘bỏ túi’ hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ ... |
Ùn ứ nông sản ở biên giới: Khôi phục thông quan cửa khẩu, lối mở tại Móng Cái
Từ 11/1, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) khôi phục thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới tại TP Móng Cái (Quảng Ninh). |