Với tốc lên tới Mach 10, mang đầu đạn hạt nhân 300 Kiloton và tầm hoạt động 2.000km, DF-21D thực sự là mối nguy hiểm khôn lường đối với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Đánh giá của Mỹ về năng lực tấn công của DF-21D
Các chuyên gia phân tích kỹ thuật quân sự thuộc DAPRA/Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá, "sát thủ tàu sân bay" DF-21D là tên lửa đạn đạo chống hạm được nghiên cứu phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ thứ hai của Trung Quốc, tầm bắn cực đại có thể đạt tới 2.000km. Sự ra đời của DF-21D không những là sự thay đổi chiến thuật lớn đối với Quân đội Trung Quốc mà còn khiến cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự thay đổi.
Tên lửa DF-21D. Ảnh: Asiatimes
Thậm chí, chuyên gia nghiên cứu chính sách Đông Á của Bộ Quốc phòng Mỹ - Michael McDevitt còn cho rằng, DF-21D còn phá hoại bố cục chiến lược của Mỹ ở châu Á, nó sẽ làm cho Trung Quốc có sẵn năng lực ngăn cản Quân đội Mỹ “hỗ trợ cho Đài Loan”, đồng thời có năng lực ngăn chặn quân Mỹ bảo vệ các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc nếu như có một cuộc chiến xảy ra với Trung Quốc trong tương lai.
Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ cho rằng, với phạm vi hoạt động lên tới 2.000km, tên lửa DF-21D đủ sức làm cho các tàu sân bay Mỹ bị cản lại ở ngoài khu vực tác chiến, qua đó giúp Trung Quốc hoàn toàn chủ động là chủ cuộc chiến trong tương lai.
Các giải pháp đối phó của Mỹ
Sự phát triển của DF-21D đã thúc đẩy Mỹ tập trung nâng cấp lực lượng tàu chiến phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hoạt động trên tàu tác chiến ven bờ Littoral và tàu khu trục DDG-1000. Tuy nhiên, Mỹ cũng đang cân nhắc những phương án lựa chọn khác. Trong đó, đáng chú ý là 3 giải pháp sau:
- Giải pháp thứ nhất: Tấn công phủ đầu chớp nhoáng trước khi lực lượng pháo binh số 2 của Trung Quốc kịp triển khai DF-21D. Giải pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng các tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa hành trình hoặc các thiết bị tấn công siêu thanh tấn công căn cứ quân sự Trung Quốc trước cả thời điểm Quân đoàn pháo binh số 2 kịp phóng DF-21D. Bên cạnh đó, giải pháp này còn được hỗ trợ bởi khả năng sử dụng các chiến binh mạng và phương án tấn công tâm lý cũng như điện tử nhằm phá hoại hoạt động của các hệ thống trinh sát và thông tin liên lạc Trung Quốc trước khi nước này triển khai DF-21D.
Mô phỏng khả năng tấn công tàu sân bay. Ảnh: World automobile
- Giải pháp thứ hai: Phát triển các loại máy bay trên hạm có tầm hoạt động xa, hỏa lực mạnh. Do các máy bay chiến đấu hải quân truyền thống F/A-18 hiện có và F-35C sắp triển khai do có bán kính tác chiến đều dưới 1.000km, khó mà xuất kích tác chiến ngoài tầm phóng của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc. Chính vì vậy, giải pháp này hướng tới việc phát triển một loại máy bay có tầm hoạt động xa hơn - đó chính là X-47B.
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, bán kính tác chiến lớn nhất của X-47B có thể đạt trên 2.000km. Trong tương lai, trên tàu sân bay Hải quân Mỹ chủ yếu sẽ bố trí hai loại máy bay chiến đấu F-35C và X-47B. F-35C là máy bay chiến đấu hải quân tàng hình, tuy có năng lực tấn công đối hải/đối đất nhất định, nhưng dung lượng khoang đạn bên trong của nó có hạn, năng lực tấn công đối đất tương đối yếu. Vì vậy, Hải quân Mỹ có thể phối hợp sử dụng máy bay X-47B và F-35C. Tức là để cho F-35C trang bị tên lửa không đối không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trên không, còn X-47B làm “máy bay chiến đấu ném bom” và máy bay trinh sát tàng hình chuyên dụng.
Như vậy, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ có thể ở ngoài tầm bắn lớn nhất của tên lửa DF-21D, sử dụng X-47B phát động tấn công đợt đầu tiên đối với các mục tiêu, có thể làm cho tàu sân bay tránh được mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc.
- Giải pháp thứ ba: Phát triển siêu máy bay không người lái tiếp dầu trên không MQ-25A nhằm nâng cao phạm vi hoạt động của các máy bay chiến đấu hiện có. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang phát triển một loại máy bay không người lái tiếp dầu trên không là “Cá đuối” MQ-25A. Theo đại diện của Hải quân Mỹ, MQ-25A Stingray cung cấp cho Hải quân Mỹ công cụ hiệu quả để hóa giải một trong những vấn đề cấp bách nhất của họ hiện nay là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc.
Tên lửa DF-21D. Ảnh: ndrewerickson
Khi được đưa vào hoạt động trên các tàu sân bay, MQ-25A Stingray sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ F/A-18 hiện tại của Hải quân Mỹ, cho phép chúng hoạt động hiệu quả từ một khoảng cách an toàn. Phó đô đốc Joseph Mulloy, Phó tổng tham mưu các hoạt động phát triển khả năng và nguồn lực của Hải quân Mỹ cho biết: “Chúng tôi có thể cải tiến một số tính năng và tăng khả năng sống sót cho MQ-25A Stingray sau khi nó được đưa vào hoạt động. Ngoài nhiệm vụ chính là tiếp nhiên liệu, MQ-25A Stingray cũng có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và giám sát cũng như khả năng hoạt động như một xe tải bay”. Viện nghiên cứu hải quân Mỹ cho biết, theo kế hoạch, máy bay MQ-25A Stingray sẽ được đưa vào biên chế chính thức hoạt động từ năm 2020.
Tàu sân bay Ấn Độ biến mất bí ẩn gây chấn động
Biên đội tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ đã lặng lẽ rời căn cứ Mumbai và hiện chưa rõ chúng đang ... |
Tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông lúc TT Trump đến Việt Nam
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis đang tiến hành các hoạt động an ninh trên Biển Đông trong bối cảnh TT ... |