Khi độ ẩm cao trên 90% thì có hiện tượng trời nồm. Đây là môi trường thích hợp tạo điều kiện tốt cho các virus, vi khuẩn, nấm mốc… phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như thủy đậu, bệnh về đường hô hấp, sốt phát ban ở trẻ…
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Trong những ngày nồm ẩm, cần chú ý không nên mở cửa sổ vì sẽ càng làm không khí ẩm tràn vào nhà nhiều hơn. Cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ thường xuyên thay chăn ga để phòng tránh nấm mốc, ẩm ướt trú ngụ và phát triển vì đây là căn nguyên chính gây nên các bệnh nguy hại cho sức khỏe. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Trong nhà, các đồ điện tử dễ bị ẩm mốc nên để trên cao, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Làm khô phòng, quần áo
Nấm mốc, vi khuẩn… lơ lửng trong không khí, thường bám vào quần áo, chăn chiếu, đồ dùng hàng ngày gây ra chứng bệnh nghiêm trọng như viêm da, dị ứng, viêm đường hô hấp… đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Để ngăn chặn những chứng bệnh này, các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm và máy lọc không khí. Bạn cũng nên sử dụng máy sấy khô quần áo để chống lại sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây ra những chứng bệnh ngoài da nguy hiểm.
Quần áo trước khi mặc nên sấy hoặc hong khô, tránh cho trẻ em mặc quần áo ẩm dễ bị nhiễm lạnh, từ đó mắc nhiều bệnh hô hấp. Lưu ý, hạn chế sử dụng thảm trải sàn khi nền nhà “đổ mồ hôi”. Với những đồ dùng mà trẻ thường sử dụng, cần làm vệ sinh thường xuyên, phơi, sấy khô.
Giữ cho cơ thể sạch sẽ
Nên tắm cho bé bằng loại xà bông hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày. Thấm mồ hôi cho trẻ bằng cách đặt khăn xô vào lưng để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh. Cần nhắc trẻ luôn giữ chân tay sạch sẽ, khô thoáng và mang dép hoặc tất khi đi trong nhà. Không để trẻ nhỏ đi chân trần trên nền nhà ẩm ướt, mặc quần áo ẩm.
Chọn quần áo phù hợp
Nên cho bé mặc những bộ quần áo thoải mái bằng vải cotton, đủ ấm để tránh gió mà lại thoải mái. Bố mẹ cũng cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên xem có bị lạnh, vã mồ hôi lưng hay không để điều chỉnh quần áo phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mưa nồm không chỉ là mùa dễ phát triển các siêu vi đường hô hấp mà còn cả đường tiêu hóa. Nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như rau củ quả để tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị mất nước. Rèn luyện thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Tránh xa côn trùng và muỗi
Cần dùng thuốc chống muỗi trong phòng bé, hoặc thoa kem chống muỗi cho bé theo hướng dẫn của các bác sỹ. Bạn cũng có thể lắp màn chống muỗi nơi giường ngủ của bé.
Hạn chế ra ngoài trời
Trong những ngày nồm ẩm, không nên đưa trẻ ra ngoài nhiều vì ngoài trời không khí ẩm ướt, bụi bặm khiến trẻ càng dễ bị tái phát cơn hen hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp.
Phòng cảm lạnh và cúm
Trong những ngày này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Do đó, không nên cho trẻ tiếp xúc nóng – lạnh đột ngột, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm, ho, hắt hơi, sổ mũi…
Miền Bắc nồm ẩm kéo dài, nắng nóng vào cuối tuần
Hiện tượng nồm ẩm còn duy trì trong 2 tuần tới với độ ẩm ở mức trên 90% ở nhiều tỉnh, thành Bắc Bộ và ... |
Dự báo thời tiết hôm nay 26/2: Miền Bắc chịu trận nồm ẩm đầu tiên năm 2018
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang phải hứng chịu hiện tượng thời tiết nồm ẩm đầu tiên trong năm 2018 khi thời tiết ... |