Bị tác động bởi 4 cơn bão nhiệt đới khác nhau nên cường độ và hướng đi của bão Nakri liên tục thay đổi, di chuyển từ Tây sang Đông rồi vòng lại đất liền.
Tâm bão Nakri cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 290km về phía Đông Bắc, di chuyển tốc độ chậm, sức gió mạnh nhất đạt cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định lúc 8h ngày 8/10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7h ngày 09/11, bão Nakri có thể đạt cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Đường đi của bão Nakri theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 8h ngày 8/11. Ảnh: NCHMF |
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trên biển đang cùng lúc tồn tại 4 cơn bão nhiệt đới, khiến cho hướng dịch chuyển, cường độ bão Nakri liên tục thay đổi. Thêm vào đó, sự tương tác với không khí lạnh phía bắc và hoàn lưu gió tây nam tạo nên lốc xoáy mạnh ở biển Đông khiến bão Nakri có xu hướng mạnh lên.
"Hoạt động của cơn bão đánh giá là dị thường và phức tạp. Rất hiếm khi Việt Nam phải đối mặt với bão di chuyển từ Tây sang Đông rồi quay lại về phía 7 tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận", ông Khiêm nói.
Các đài quốc tế và Việt Nam đều dự báo giống nhau về hướng di chuyển, cường độ bão Nakri nhưng khác nhau về thời điểm đổ bộ vào đất liền.
Đài Nhật Bản dự báo Nakri đổ bộ vào miền Trung chiều tối 10/11, trong khi đài Hong Kong dự báo vào ban đêm, còn Đài hải quân Mỹ lại nhận định là rạng sáng 11/11.
Sơ đồ minh họa hướng di chuyển của bão Nakri trong những ngày vừa qua do đài Hong Kong ghi nhận. |
Tại cuộc họp chỉ đạo ứng phó bão Nakri sáng 8/11, Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó chánh Văn phòng ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 25.000 cán bộ, chiến sĩ ứng trực và hơn 2.300 phương tiện, trên biển có 150 tàu thuyền ứng trực bao gồm hải quân, cảnh sát biển.
Quân chủng Hải quân đã giao cho các đảo thuộc quần đảo Trường Sa chuẩn bị mở các âu tầu Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Đá Tây... sẵn sàng tiếp nhận tàu thuyền của ngư dân vào tránh trú bão.
Theo báo cáo của 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định hiện có 54 tàu cá, trên 651 ngư dân của Việt Nam đang di chuyển về vùng biển Philippines để tránh trú bão. Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã thông báo với Đại sứ quán Philippines, Indonesia và Malaysia để phối hợp giúp tàu thuyền ngư dân tránh trú bão.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 6h sáng 8/11, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 tàu với 243.063 người biết hướng di chuyển của bão để chủ động trú tránh.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, có 112 tàu với 2.818 lao động đang hoạt động, neo đậu tại khu vực nguy hiểm và hơn 123.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản với gần 10.000 lao động có thể chịu ảnh hưởng của bão.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tất cả các đơn vị phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn kết hợp với các bộ ngành phải chuẩn bị ứng phó khi bão đổ bộ. Các tỉnh, thành dựa vào tình hình thực tế để lựa chọn phương án cấm biển và sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm trên biển.
Nakri được dự báo là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm trên Biển Đông. 5 cơn bão trước đó có sức gió cấp 9 trở xuống. Bão Matmo (số 5) đổ bộ vào Bình Định, Phú Yên tối 30/10 gây thiệt hại nặng nhất. Với sức gió mạnh nhất 90 km/h (cấp 9), bão đã làm hàng nghìn cây xanh ngã, nhiều nhà bị sập, một triệu hộ dân mất điện...
Bão số 6 giật cấp 15, tăng tốc hướng vào Quảng Ngãi - Khánh Hòa
Bão số 6 tên quốc tế là Nakri đang di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. |
Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở Biển Đông
Không khí lạnh kết hợp bão tạo ra gió Đông Bắc rất mạnh ở rìa phía Bắc bão Nakri, khiến bão tăng cấp nhanh khi ... |