Theo tạp chí Business Insider, chỉ với 20 quả tên lửa của hệ thống Nudol, Nga đủ sức khiến quan đội Mỹ tê liệt.
Nhận định của báo Mỹ được đưa ra sau khi lực lượng phòng thủ Nga liên tiếp thử nghiệm hệ thống A-235 Nudol trong thời gian qua. Trước khi A-235 Nudol có những thử nghiệm thành công đầu tiên, tuân thủ theo Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972, Nga và Mỹ phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Thủ đô Moskva và Washington với không quá 100 đạn tên lửa đặt trong hầm phóng.
Nga đưa tên lửa của Nudol vào hầm phóng.
Thành công của chương trình này là việc Mỹ cho ra đời hệ thống đánh chặn của mình tại Grand Forks ở bang Bắc Dakota, nhưng sau đó đã loại bỏ nó. Trong khi đó, Nga triển khai tổ hợp A-135 để bảo vệ Moskva và A-135 chính là phiên bản đầu của hệ thống A-235 Nudol.
Quá trình phát triển A-235 của Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey được thực hiện thông qua một số dự án như: RTC-181M (tên mã phát triển của A-235) và Samaliot-M (phát triển đầu đạn mới cho tên lửa đánh chặn). Tới năm 2009, Nga tiết lộ thông tin đã hoàn thành việc phát triển và nâng cấp hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn Don-2NP.
Thông tin về trạm radar này không được tiết lộ, nhưng chắc chắn nó sẽ mạnh mẽ hơn Don-2NP phiên bản tiêu chuẩn với khả năng bao quát tới 2.000km (nhiều nguồn tin là 3.700km). Tầm bao quát của A-235 còn được mở rộng thêm nhờ các trạm radar cảnh báo sớm đặt khắp nước Nga.
Nguồn tin tình báo Mỹ cũng hé lộ thêm thông tin về tổ hợp A-235 Nudol với việc được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin.
Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km.
Tất cả những đạn tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt ICBM của đối phương. Với vụ phóng thử thành công hồi cuối năm 2016, nhiều khả năng tổ hợp A-235 đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ sớm được triển khai để củng cố năng lực phòng thủ tên lửa của lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga.
Trước sức mạnh của hệ thống Nudol, một quan chức Lầu Năm Góc cho rằng: "Tên lửa Nudol có khả năng dẫn đến một thất bại của chúng ta trong một cuộc xung đột cường độ cao. Sự tê liệt hoàn toàn hoặc phần lớn của hệ thống GPS sẽ làm mất tính hiệu quả của tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường khác".
Trong khi đó, tờ Business Insider cho rằng, không có gì là lạ khi Moskva phát triển loại vũ khí như vậy bởi nếu tấn công được những thiết bị của Mỹ trên không gian sẽ là cách hiệu quả làm gián đoạn hoạt động của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, tạp chí Mỹ cũng kịp chỉ ra nhược điểm của hệ thống phòng thủ tầm cao A-235 Nudol.
Theo Business Insider, sức mạnh của A-235 Nudol là không thể phủ nhận nhưng do hệ thống này có kích thước rất lớn và chúng đều được thiết kể để triển khai từ các silo phóng cố định trong lòng đất. Điều này khiến khả năng giữ bí mật vị trí phóng tương đối hạn chế. Do đó, với hệ thống trinh sát tối tân của mình, Mỹ hoàn toàn có thể tập kích và phá hủy A-235 Nudol.
Tham vọng tên lửa Mỹ nhằm "gạt" chính người Mỹ? Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không có ý nghĩa gì hơn những nỗ lực nhằm giữ thể diện và giành lợi thế ... |
F-35 thành hệ thống phòng thủ tên lửa: Mỹ toan tính gì? Với việc biến F-35 thành vũ khí phòng thủ tên lửa, Mỹ sẽ nhân rộng khả năng đánh chặn toàn cầu của mình và đồng ... |