Dịch cúm Covid-19 đã đẩy kinh tế toàn cầu bước vào cuộc " đại suy thoái" chưa từng có trong hơn 50 năm qua.
Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất (Ảnh: Hiền Anh) |
Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nặng nề và ngay bây giờ, đã có nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh "dở sống, dở chết".
Và nếu dịch bệnh kéo dài thêm tháng nữa thì khó có thể tính được số doanh nghiệp phá sản…
Trong bối cảnh đó. Chính phủ đã có nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp bằng các hình thức như hỗ trợ bằng tiền, giảm thuế, khoanh nợ… Nhưng đây mới chỉ là nhằm vào cá đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân.
Vậy còn doanh nghiệp Nhà nước thì sao?
Chắc chắn là nhiều doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn không kém gì các doanh nghiệp tư nhân. Và đặc biệt, sự suy giảm về doanh thu của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước , hoặc các doanh nghiệp mà cổ phần Nhà nước chiếm chi phối sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của Ngân sách, và sẽ có tác động không nhỏ đến chính sách kinh tế vĩ mô.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một điển hình. Năm 2019, Tập đoàn nộp ngân sách Nhà nước bằng tất cả các Tập đoàn và doanh nghiệp Nhà nước công lại.
Năm nay, ngay từ đầu năm đã bị ảnh hưởng dịch Covit-19, công thêm vào giá dầu giảm cực mạnh, khiến cho nguồn thu của Tập đoàn bị suy giảm nhiều. Đặc biệt có những doanh nghiệp sản xuất xăng dầu như Lọc Hóa dầu Bình Sơn; Lọc Hóa dầu Nghi Sơn thì càng khó khăn bởi vì xăng dầu sản xuất ra không tiêu thụ được.
Vì vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phải đề nghị Chính phủ cho giảm nhập khẩu xăng dầu để tiêu thụ xăng dầu do hai doanh nghiệp này sản xuất.
Cũng đã có những luồng ý kiến không đồng tình với đề nghị này, và cho rằng thế là "ưu ái doanh nghiệp Nhà nước"…
Đây là những ý kiến có tính một chiều.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Làm được đồng lãi nào, Nhà nước thu sạch, và vì thế, vốn tích lũy của Tập đoàn là rất ít. Tập đoàn hoàn toàn không được chủ động về tài chính, không được chủ động về kế hoạch sản xuất kinh doanh, không được chủ động về công tác cán bộ… Nghĩa là Tập đoàn chỉ là đơn vị "làm thuê" cho Chính phủ, là "thằng con" làm cho "bố".
Khi "con" khỏe mạnh, nai lưng ra làm cho "bố", lúc "con" khó khăn, "bố" phải có trách nhiệm giúp đỡ đó là lẽ đương nhiên.
Cho nên, cứu doanh nghiệp Nhà nước, chính là cứu cho chính phủ một cách trực tiếp nhất.
Những cách hỗ trợ như giảm thuế, cho vay tiền lãi suất thấp… là quan trọng, nhung thiết nghĩ, lúc này chính phủ cần có thái độ dứt khoát về việc Bảo hộ sản xuất trong nước. Nghĩa là, cái gì doanh nghiệp trong nước làm được thì hạn chế nhập khẩu, và hạn chế đấu thầu quốc tế. Có điều rất lạ là nhiều cuộc đấu thấu quốc tế, khi doanh nghiệp nước ngoài thắng thầu thì họ thuê lại chính doanh nghiệp trong nước… Căn bệnh sính ngoại, thờ nước ngoài, xem ra đang len lỏi vào trong các chính sách kinh tế nhà nước và làm khó cho doanh nghiệp trong nước.
Trong ngành dầu khí, các quốc gia thường có chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước cực kỳ nghiêm và hầu như không có cơ hội cho doanh nghiệp "chen chân" vào.
Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đủ sức mạnh và năng lực làm những việc lớn. Chỉ cần chính phủ có chính sách hợp lý, có cách giám sát chặt chẽ, thì không có công trình nào mà doanh nghiệp Việt không làm được.
Như Phong
Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống
Năm 2019, Lọc dầu Dung Quất đạt doanh thu 102.985 tỷ đồng
Ngày 3/1/2020, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức Hội nghị Người lao động, tổng kết hoạt động sản xuất ... |
Xăng dầu ở NMLD Dung Quất được sản xuất như thế nào?
Khi quyết định xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước tại Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), Chính phủ Việt Nam đã ... |
"Bóng hồng" ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất
“Công việc chọn mình và cũng buộc mình thường xuyên có mặt tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để thực hiện các công việc ... |