Bao giờ sự “bất lương” phải trả giá?

Từ trước đến nay, Masan từng nhiều lần bị vạch trần “chiến dịch truyền thông bẩn” đánh lừa người tiêu dùng, chơi xấu đối thủ cạnh tranh nhằm giành thế độc tôn trên thị trường với các sản phẩm. Tuy nhiên, sự việc Nhật Bản thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu (sản phẩm của Masan) nhập khẩu chính là “đòn đau” đối với doanh nghiệp kinh doanh bằng nỗi sợ hãi và sự bất lương.
 

Vừa qua, Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhập khẩu từ Việt Nam, do có chứa chất phụ gia thực phẩm chưa được kiểm định. Số tương ớt Chinsu này đã vi phạm khoản 2 điều 11 Luật vệ sinh thực phẩm Nhật do axit benzoic không được cho phép sử dụng trong tương ớt ở Nhật Bản.

Theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu Công nghệ thực phẩm Tokyo, hàm lượng axit benzoic trong các chai tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật ở mức 0,41-0,45 g/kg.

Có thể nói, đây là một đòn đau đối với Tập đoàn Masan cùng những sản phẩm vốn được doanh nghiệp này tự hào là “an toàn”, “tốt cho sức khỏe”. Từ trước đến nay, Masan được biết đến như một doanh nghiệp nhiều lần sử dụng chiến dịch truyền thông “bẩn” đánh lừa người tiêu dùng, chơi xấu đối thủ cạnh tranh nhằm giành thế độc tôn trên thị trường với các sản phẩm.

bao gio su bat luong phai tra gia
Tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Osaka (Nhật Bản)

Tháng 5/2007, sự kiện “Nước tương lên men truyền thống chứa chất gây ung thư 3-MPCD” bắt đầu được báo chí đăng rầm rộ. Hầu hết các tờ báo lớn nhỏ đều có tham gia vụ này và kịch liệt lên án nước tương truyền thống. Ngay sau đó, sản phẩm nước tương Masan rầm rộ ra lò với slogan đánh vào tâm lý người dùng: “Nước tương không chứa 3-MPCD”. Công bố các “nghiên cứu” kết luận: nước tương công nghiệp không có 3-MCPD, các nước tương truyền thống chứa 3-MCPD vượt ngưỡng cho phép.

Tháng 10/2016, Vinatas (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) thông báo tiến hành lấy mẫu nước mắm trên thị trường để kiểm nghiệm. Ngày 17/10 Vinatas cho họp báo và kết luận: 67% mẫu nước mắm kiểm nghiệm có hàm lượng Asen vượt ngưỡng. Mặc dù ngay sau đó, Bộ Y Tế đã công bố 100% nước mắm đều an toàn, nhưng vụ việc lập lờ giữa Asen hữu cơ (có trong cá tự nhiên và không có hại với con người) và Asen vô cơ (có hại với con người) đã khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng và hoài nghi hơn trong việc lựa chọn nước mắm truyền thống để sử dụng.

Sau đó, tháng 12/2017, Masan đã tiến hành chào mua công khai toàn bộ cổ phần của CTCP Vinacafe Biên Hòa (VCF) để tăng tỷ lệ sở hữu từ mức hiện tại là 68,5% lên 100%. Đến ngày 6/2/2018, tỷ lệ sở hữu của Masan tại Vinacafe Biên Hòa đã lên đến 98.49%. Lúc này, các loại cafe công nghiệp mang nhãn hiệu như: Vinacafe hương vị tự nhiên; Vinacafé 8 loại hạt cà phê ngon nhất Việt Nam; Wake up cà phê Sài Gòn... đã giúp Masan trở thành 1 trong 3 nhà cung cấp cà phê hòa tan chiếm đa số thị phần tại Việt Nam.

Ngay sau đó, hàng loạt tờ báo đưa tin “cà phê rang xay thủ công tẩm pin con Ó” khiến người tiêu dùng hoang mang trước thức uống quá quen thuộc này. Và một lần nữa, ngành nông nghiệp cà phê cùng những thương hiệu như Trung Nguyên, Nestlé lại “lao đao” trước bàn tay của truyền thông bất lương.

bao gio su bat luong phai tra gia
Một số sản phẩm của Masan

Ngoài ra, không thể không nhắc tới một loạt scandal có bàn tay “truyền thông bẩn” của Masan. Để đánh vào tâm lý sợ bột ngọt của người Việt, Masan đã tung ra quảng cáo Chinsu “hạt nêm không bột ngọt”. Tuy nhiên, sau khi mẫu hạt nêm không bột ngọt này của Masan được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM, dư luận mới ngã ngửa khi biết Chinsu không chứa bột ngọt mà chứa bột… siêu ngọt.

Còn mỳ Tiến Vua - “Mỳ vì sức khỏe” của Masan được quảng cáo là “không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành) xuất hiện ra rả trên truyền hình khiến không ít người tiêu dùng đặt trọn niềm tin cho sản phẩm này. Thế nhưng qua kiểm nghiệm, Mỳ Tiến Vua được xác định là có Transfat.

Chưa dừng ở đây – những năm tiếp theo: Masan cũng hoàn tất việc gia nhập thị trường bằng sản phẩm dầu ăn, gạo, trà xanh, nước khoáng… và chắc chắn rằng người tiêu dùng tiếp tục và luôn luôn là nạn nhân của những cuộc khủng hoảng nỗi sợ hãi do chính Masan gây ra để kiếm lợi nhuận.

Đến năm 2019, câu chuyện nước mắm truyền thống – nước mắm công nghiệp lại được khơi lên sau khi Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đưa ra dự thảo TCVN 12607:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm (gọi tắt dự thảo tiêu chuẩn nước mắm). Với dự thảo này, nước mắm được làm theo cách ủ chượp truyền thống với cá - muối hay loại nước chấm được pha loãng từ nước mắm hạng xoàng, cho thêm chất điều vị, tạo màu ... được coi là 1. Ngay lập tức, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống đã lên tiếng phản đối bởi sự không thỏa đáng và bất lợi cho nước mắm.

bao gio su bat luong phai tra gia
Nước mắm truyền thống đang bị "đe dọa"?

Với cách thức truyền thông “bẩn”, Masan vẫn đã và đang tự hào là sở hữu những sản phẩm “ủ chượp và đóng chai tại Phú Quốc”. Thế nhưng sự thật là ủ chượp và đóng chai ở đâu tại Phú Quốc thì không ai biết!

Ngay từ năm 2010, một số tờ báo đã đặt câu hỏi “Có hay không việc Chinsu thu mua nước mắm thải loại?” tại những nơi có truyền thống làm nước mắm như: Phan Thiết, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc… Cụ thể, ông Đỗ Hữu Việt, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Nha Trang đã khẳng định, “hiện tượng thu mua nước mắm thải loại của Chinsu ở Ninh Thuận là có thật. Nguồn thu mua nước mắm nguyên liệu của Chinsu rất lộn xộn và công ty này thường mua lại nước mắm loại 3, loại 4 mà các doanh nghiệp thải ra không dùng”. Lượng nước mắm này được pha loãng, thêm chất điều vị, hương liệu nhân tạo, phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo sánh… và được dán nhãn “nước mắm được ủ chượp và đóng chai tại Phú Quốc”.

Trở lại với trường hợp hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản, Masan cho biết hiện công ty không có mẫu sản phẩm nên “chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này, nhưng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, trên đó có ghi rõ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu. Exclusively for sale in Vietnam. Exports are not authorised”, hoặc là sản phẩm không rõ xuất xứ”. Như vậy, có nên đặt câu hỏi cho lãnh đạo Masan rằng, tại sao những sản phẩm bị nước ngoài từ chối, tẩy chay do vi phạm an toàn thực phẩm cho người sử dụng lại được bán tràn lan tại Việt Nam, cho người dân Việt Nam sử dụng? Hay đó lại là một sự “lập lờ” trong cách kinh doanh, để lừa gạt và thu lợi nhuận bất chấp sức khỏe của đồng bào?

Rõ ràng, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, Masan đã dùng “chiến dịch truyền thông bẩn” đánh lừa người tiêu dùng, hạ đối thủ cạnh tranh vì lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, độc quyền trong kinh doanh. Đây là hành động coi thường và không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng của một doanh nghiệp bất lương chỉ nhằm tư lợi cho doanh nghiệp.

Người Việt Nam rất mong muốn có một thương hiệu tiếng tăm của tập đoàn Việt Nam có mặt với thế giới để tự hào, nhưng không thể chấp nhận một lối cạnh tranh bất chính, tiểu nhân và lường gạt. Nhất là làm hại đến đồng bào mình và lừa gạt chính nhân dân mình, làm suy yếu đến sức khỏe giống nòi!

Bảng so sánh giá và chất lượng của một số hãng nước mắm  truyền thống và sản phẩm nước chấm của Masan:

 

Độ đạm

(%)

Dung tích chai (lít)

Giá chai

(đ)

Giá 01 lít (đ)

Giá độ đạm (đ)

Nước mắm Nha Trang

35

0.5

36.000

72.000

2,050

Nước mắm Phú Quốc

30

1

60.000

60.000

2.000

Nước mắm Cát Hải

27

0.65

40.000

61.500

2.300

Nước chấm Nam Ngư

1.6

0.9

18.500

20.500

12.800

 

bao gio su bat luong phai tra gia Vì sao Nhật Bản thu hồi 18.000 chai tương ớt Chin-su?

Codex cho phép sử dụng acid benzoic trong thực phẩm, tuy nhiên đây chỉ là tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn tại Nhật có thể khắt ...

bao gio su bat luong phai tra gia Masan nói gì về việc Nhật Bản thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu?

Xác nhận lô hàng Chinsu bị thu hồi tại Nhật, Masan cho rằng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng thị trường Việt ...

bao gio su bat luong phai tra gia Masan mất 5.000 tỷ vốn hóa vì liên quan dự thảo tiêu chuẩn nước mắm?

Đang tăng trưởng tốt, cổ phiếu Masan giảm giá mạnh sau thông tin doanh nghiệp tham gia xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về sản ...

bao gio su bat luong phai tra gia Tiêu chuẩn nước mắm bị thay đổi khi Masan tham gia xây dựng dự thảo?

Ông Đức nói không rõ vì lý do nội dung cuộc họp đầu tiên hoàn toàn bị xóa bỏ và tổ chức họp lại với ...

/ Sức khỏe và môi trường