Cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B tốt hơn khi kết hợp với cây mật nhân, diệp hạ châu.
Virus, thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá... là những tác nhân khiến chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất độc của cơ thể. Ước tính Việt Nam có hơn 7 triệu người nhiễm viêm gan B mãn tính và gần một triệu trường hợp viêm gan C. Nếu không chữa trị kịp thời, lâu ngày có thể dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm như suy, xơ hoặc ung thư gan.
Gan là cơ quan thải độc của cơ thể |
Dân gian có nhiều bài thuốc bổ gan thận dùng thảo dược sẵn có trong đời sống hàng ngày như gừng, mật nhân, mướp đắng, diệp hạ châu… Để thải độc gan, nhiều bệnh nhân chọn dùng loại thảo dược lành tính là cà gai leo. Trong Đông Y, cà gai leo vị hơi the, tính ấm, hơi có độc. Chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm và xơ gan, gan nhiễm mỡ, tăng cường chức năng của cơ quan chuyển hóa lớn nhất cơ thể.
Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai cũng cho thấy, hoạt chất trong cây có tác dụng ức chế quá trình sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Đặc biệt là dịch chiết toàn phần chứa nhiều glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa, ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan.
Cà gai leo |
Hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B tốt nhất khi kết hợp với cây mật nhân (còn gọi là bá bệnh, mật nhơn, mật gấu). Chúng làm âm tính HBsAg và giảm nồng độ virus trong máu bằng cách kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể (sản sinh các cytokin loại bỏ virus).
Diệp hạ châu đắng được y học sử dụng hơn 2.000 năm nay. Cây thuốc vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm, nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc. Trong dân gian, diệp hạ châu đắng được sử dụng cùng với cà gai leo và mật nhân để điều trị viêm gan vàng da.
Chữa bệnh bằng thảo dược là một trong những lựa chọn của nhiều người. Thảo dược thiên nhiên có ưu điểm dễ tìm, lành tính. Chúng còn được bào chế thành các bài thuốc thải độc, mát gan với dược tính nhẹ, ít độc, ít tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền hoặc các nghiên cứu tin cậy về liều lượng, cách sử dụng, dạng bào chế...
https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/bai-thuoc-ket-hop-3-thao-duoc-giai-doc-gan-3639742.html