Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Lúc nào Trump và Biden sẽ lôi nhau ra tòa?

Những tranh cãi liên quan đến quy trình bỏ phiếu có thể dẫn đến việc ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và đương kim Tổng thống Donald Trump lôi nhau ra tòa.

Cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ 2020 đang có lợi thế cho ông Biden sau khi ông giành chiến thắng ở bang Wisconsin và Michigan, qua đó nâng tổng số phiếu đại cử tri lên 264 phiếu.

Như vậy ông Biden còn cách số phiếu cần đạt để chiến thắng là 6 phiếu. Theo quy định, ứng viên nào giành được 270 phiếu đại cử tri sẽ trở thành Tổng thống Mỹ. Còn 4 bang Pennsylvania, Georgia, North Carolina và Nevada chưa công bố kết quả kiểm phiếu.

Tuy nhiên, viễn cảnh bầu cử Mỹ sớm kết thúc khó thành hiện thực hơn bao giờ hết khi nhiều khả năng hai ứng viên Biden và Trump có thể dắt nhau ra tòa và quyết định thắng thua trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ được phân xử tại tòa.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Lúc nào Trump và Biden sẽ lôi nhau ra tòa? - 1
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 có thể được định đoạt tại tòa. (Ảnh: AP)

Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích sự chậm trễ trong việc công bố kết quả tại một số bang, và gọi đây là “nỗi xấu hổ cho nước Mỹ”. “Đây là sự gian lận nghiêm trọng. Chúng tôi muốn luật pháp phải vào cuộc”, ông Trump cho hay.

Nhóm tranh cử của ông Trump đã đệ nhiều đơn kiện lên tòa án, mở đường cho việc phản đối kết quả tại các bang chiến trường có thể quyết định kết cục cuộc đua Nhà Trắng.

Theo quy trình, Tổng thống Trump và nhóm chiến dịch tái tranh cử của ông cần đệ đơn kiện lên tòa địa phương, tiếp đó là cuộc chiến pháp lý kéo dài tại tòa án liên bang (Tòa án Tối cao Mỹ).

Theo các chuyên gia, điều quan trọng là liệu chiến dịch tái tranh cử của ông Trump có đưa ra bằng chứng hữu hiệu để khởi động phiên tòa hay không. Vụ kiện chỉ được tiếp nhận trong trường hợp phiếu bầu không hợp lệ, và phải mất nhiều thời gian trước khi vụ kiện đến được Tòa án Tối cao.

Theo bạn, ứng cử viên nào sẽ trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây?

Tòa án Tối cao là tòa phúc thẩm cuối cùng ở Mỹ, có toàn quyền quyết định những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án, phần lớn liên quan đến những vụ việc giải quyết còn nhiều tranh cãi tại các tòa án cấp dưới.

Vì vậy, sẽ có rất nhiều việc phải làm tại các tòa án cấp bang trước khi vụ việc được phân xử tại Tòa án Tối cao. Trong cuộc bầu cử đang diễn ra, hiện có một loạt các vụ án mới ở bang chiến trường gây tranh cãi sôi nổi như ở Pennsylvania, trong đó có hai vụ án dự kiến sẽ được xét xử vào hôm 4/11 (theo giờ Mỹ).

Nhóm tranh cử ông Trump đang tìm cách can thiệp vào kết quả bỏ phiếu, yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin, đồng thời cho hay đã đệ đơn kiện ở Michigan và Pennsylvania nhằm dừng việc kiểm phiếu tại hai bang này, với lý do không được tiếp cận và giám sát một cách công bằng.

Sau khi vụ án được gửi lên Tòa tối cao, cơ quan này trong thẩm quyền của mình sẽ xem xét về vụ việc và đưa ra phán quyết cuối cùng về việc tranh chấp. Trong trường hợp Trump và Biden, nếu lôi nhau ra tòa thì Tòa tối cao Mỹ sẽ là nơi quyết định ai là Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Năm 2000, cuộc đua giành ghế Tổng thống giữa ứng viên George W. Bush và đối thủ Dân chủ Al Gore từng phải phân định ở Florida. Cuối cùng, Tòa tối cao Mỹ đã quyết định ủng hộ ông Bush trong một phán quyết được đưa ra 5 tuần sau Ngày Bầu cử.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc ông Trump thúc giục Thượng viện nhanh chóng xác nhận bà Amy Coney Barrett làm Thẩm phán Tối cao là có tính toán bởi vì khi đó phe bảo thủ chiếm đa số 6-3 trong tòa án. Việc có đồng minh trong tòa án có thể mang lại lợi ích cho ông khi khởi kiện ra tòa.

Nguy cơ bạo động sau bầu cử Mỹ, nhiều bang điều Vệ binh quốc gia dẹp loạn Nguy cơ bạo động sau bầu cử Mỹ, nhiều bang điều Vệ binh quốc gia dẹp loạn
Cận kề bầu cử Mỹ, ông Putin ca ngợi vai trò của Trump trong thị trường dầu mỏ Cận kề bầu cử Mỹ, ông Putin ca ngợi vai trò của Trump trong thị trường dầu mỏ
Nga không kỳ vọng cải thiện quan hệ ngoại giao sau bầu cử Anh Nga không kỳ vọng cải thiện quan hệ ngoại giao sau bầu cử Anh

/ vtc.vn