- Gazprom: Nga tạm dừng dòng chảy khí đốt sang EU qua Nord Stream 1
- Đức muốn chuyển giao tuabin Nord Stream 1, Gazprom tuyên bố "chưa dám" nhận
- Cựu Thủ tướng Đức kêu gọi mở Nord Stream 2 cứu châu Âu
- Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt qua Nord Stream 1
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 23/8 kêu gọi "tháo dỡ hoàn toàn" đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga.
"Khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine thì sự thay đổi chính sách của phương Tây không chỉ ngừng hoạt động của Nord Stream 2 mà còn là việc thanh lý, tháo dỡ hoàn toàn đường ống Nord Stream 2", Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói.
Các nước châu Âu đối mặt khó khăn khi nguồn cung năng lượng từ Nga bị hạn chế.
Nord Stream 2, đường ống chạy dưới Biển Baltic từ Nga đến Đức, đã được hoàn thành vào năm ngoái nhưng chưa được đưa vào hoạt động. Berlin đã tạm dừng chứng nhận vào hồi tháng 2, trước sự leo thang của xung đột Nga - Ukraine. Đến nay, Đức từ chối đưa Nord Stream 2 vào hoạt động bất chấp lời kêu gọi từ các quan chức địa phương và ngành công nghiệp trong nước.
Tuần trước, Phó chủ tịch Bundestag (Quốc hội Đức) Wolfgang Kubicki kêu gọi kích hoạt đường ống "càng sớm càng tốt" để lấp đầy các kho chứa khí đốt của châu Âu trước mùa đông.
“Không có lý do gì để không mở Nord Stream 2", ông Wolfgang Kubicki cho hay.
Châu Âu đang có các ý kiến khác nhau về số phận của đường ống Nord Stream 2 khi khu vực này đang vật lộn với nguồn cung cấp khí đốt ngày càng cạn kiệt, trong khi Nord Stream 2 có thể cung cấp thêm 55 tỷ m3 khí đốt hàng năm.
Hôm 17/8, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov tuyên bố tình trạng khó khăn hiện nay đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của châu Âu là do áp lực của Mỹ đối với Liên minh châu Âu (EU) trong việc chặn đường ống Nord Stream 2.
Theo Đại sứ Anatoly Antonov, việc dừng dòng chảy đường ống Nord Stream 2 là một chiến thắng đối với Washington, nhấn mạnh đây là đòn giáng mạnh vào khả năng cạnh tranh của châu Âu, không phải Nga. Ông nhấn mạnh số lượng LNG của Mỹ không đủ để cung cấp cho châu Âu.
EU nhập khẩu 45% tổng lượng than, 40% tổng lượng khí đốt và 27% tổng lượng dầu từ Nga. Điều này khiến EU gặp khó khi tung các đòn trừng phạt năng lượng lên Nga và châu Âu như ngồi trên "đống lửa" trước khả năng Moskva cắt đừng nguồn cung khí đốt.
https://vtc.vn/ba-lan-keu-goi-thao-do-hoan-toan-duong-ong-nord-stream-2-ar696350.html