Ảo thuật dự án biến con chuột thành…con voi

Chẳng lẽ dư luận buộc phải quen những dự án kiểu Sào Khê, dù đó thật sự là những dự án gây thất thoát, lãng phí, thì cũng là “chuyện đã rồi”?

Dẫn chứng về dự án nạo vét sông Sào Khê, Ninh Bình, đội vốn 36 lần từ 72 tỷ đồng khi phê duyệt lên tới mức gần 2600 tỷ đồng, được ĐBQH Nguyễn Anh Trí đưa ra tại phiên thảo luận chiều 28/5, quả thật đã làm nóng hội trường Quốc hội.

Hình ảnh từ con chuột nhắt hóa thành voi ma mút, theo ví von của ông Nguyễn Anh Trí, đã gây nên không ít tiếng cười chua chát. Người ta mong chờ biết bao Việt Nam có các công trình, dự án, phát minh… gây bất ngờ, nhưng lại chỉ thấy ‘thứ bột nở không thấy ở đâu trên thế giới’.

Cứ đà này, sau tiền lệ Sào Khê, nhiều bộ óc lãng mạn sẽ bắt tay vào nghiên cứu công thức bột nở khiến tiền nở ra gấp 36 lần, một cách ‘làm giàu không khó’ đúng quy trình.

Đáng nói hơn, theo lời lãnh đạo Ninh Bình, dự án được Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ xem xét từ những năm 2012-2013 và không có điều khuất tất nào được phát hiện. Phản ứng tương đối kịp thời của cả phía ĐBQH Ninh Bình và Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa khiến người ta hài lòng.

Lý lẽ về việc kéo dài thời gian dự án và thay đổi mục tiêu vấp phải câu hỏi, tại sao các yếu tố nói trên không được đưa ra ngay từ khi quyết định dự án? Cả lời giải thích chưa nhìn thấy rõ tiềm năng du lịch của dự án, việc thay đổi quy mô nhằm phát triển ngành kinh tế không khói này cũng khó thuyết phục được ai.

ao thuat du an bien con chuot thanh con voi

Trong trường hợp Sào Khê, dù được giải thích là không có bất cứ sự ưu ái nào, nhưng ưu đãi về việc chọn thầu, ứng vốn và kéo dài thời gian tận thu cát sỏi là điều mà nhiều doanh nghiệp khác có cầu mong cũng không dễ có được.Bởi lẽ, dự án được cho là nhằm phát triển du lịch vùng đất cố đô này vẫn đang kiên trì thách thức với thời gian. Ngoài ra cũng khó bỏ qua được một điểm căn bản, nạo vét lòng sông luôn đi đôi với khai thác cát sỏi.

Vậy thì, Sào Khê có phải là cá biệt? Kể cả khi bỏ qua những phát biểu, nhận định mang tính phán đoán, suy luận, thì việc phủ nhận những nghi ngại trên vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi. Đã sừng sững những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thành chỗ nuôi muỗi, chăn bò…

Tại Hội thảo sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 tổ chức đầu tháng 5/2018, một vị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nêu thống kê, mỗi năm Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi, xử lý vi phạm 2 tỷ đô la, ngành thanh tra cũng lên tới 3 tỷ đô la.

Mỗi năm GDP tăng 5-7%, với giá trị thực mà nền kinh tế nhận được đang còn gây tranh cãi, thì số ngân sách sử dụng sai mục đích đã chiếm tới 2% GDP. Đặt trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đã sát trần, lời than vãn tiền đã đi đâu càng thêm nhức nhối.

Phải chăng dư luận sẽ buộc phải quen với những dự án kiểu Sào Khê, bởi lẽ dù đó thật sự là những dự án gây thất thoát, lãng phí, thì cũng là chuyện đã xảy ra rồi? Để ngăn chặn tình trạng này, yêu cầu thanh tra toàn diện dự án Sào Khê của các vị ĐBQH cần được thực hiện nghiêm túc. Việc này cũng cần được thực hiện ở các dự án khác và sai phạm phải bị trừng phạt nghiêm khắc, đúng người đúng tội.

Nhưng dẫu vậy vẫn không thể lấy lại được đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt hay xóa đi khoản vay đang trĩu nặng trên vai mỗi người Việt. Liên tục trong hai năm nay Việt Nam đã phải vay cả trăm ngàn tỷ để đảo nợ, trả nợ gốc. Vì thế việc rất quan trọng là phải tìm cách ngăn chặn ngay lập tức nguy cơ thất thoát, lãng phí, đội vốn ở các dự án khác.

Đã có lúc dư luận tưởng rằng vấn nạn thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã được nhận diện đầy đủ. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV vào tháng 6/2017 đã nhấn mạnh, có ba lãng phí trong đầu tư công gồm: lãng phí từ khâu phê duyệt dự án, lãng phí trong khâu bố trí vốn và thực hiện dự án, và lãng phí ngay từ khâu thiết kế, xây dựng chính sách, chương trình.

Trong đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãng phí từ khâu thiết kế, xây dựng chính sách, chương trình là “phần lãng phí lớn nhất”.

Từ cách tiếp cận này, các biện pháp được đưa ra là, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó tập trung cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước lên khoảng 30%; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế pháp luật về đầu tư công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường trách nhiệm của các cấp quản lý trong đầu tư công; nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đầu tư công hiện hành, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong đầu tư công, trong đó đề cao vai trò tham gia giám sát của cộng đồng dân cư trong các vùng ảnh hưởng của dự án; làm rõ trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư công, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư công, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí...

ao thuat du an bien con chuot thanh con voi Hàng chục nghìn người \'khát nước\' bên dự án hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang

Dự án nhà máy nước sạch Cẩm Vân (Thanh Hóa) được khởi công năm 2015, tuy nhiên, công trình xây dở dang rồi bỏ hoang ...

ao thuat du an bien con chuot thanh con voi Bao giờ hết BOT "đơm đó"?

Cuối cùng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có hành động cụ thể khi xử lý một trong những vấn đề BOT gây nhiều ...

ao thuat du an bien con chuot thanh con voi Dẹp dần dự án BOT trên tuyến độc đạo

Bộ Giao thông Vận tải đã dừng triển khai 11 dự án BOT giao thông đường bộ, chỉ làm BOT trên đường mới, đường song ...

/ http://baodatviet.vn