Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức “khai hỏa” mặt trận mới trong cuộc chiến tranh thương mại chống lại Ấn Độ, chấm dứt chính sách ngoại lệ cho phép nước này xuất khẩu hơn 2.000 loại mặt hàng mỗi năm vào Mỹ mà không phải chịu thuế nhập khẩu.
Hôm 1-6, ông Trump tuyên bố ngừng gọi Ấn Độ là nước đang phát triển. Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố: "Tôi xác định Ấn Độ không đủ khả năng thuyết phục Mỹ rằng Ấn Độ có đủ điều kiện tiếp cận hợp lý với các thị trường của Mỹ. Chính vì vậy sẽ hợp lý nếu như ngừng cho phép Ấn Độ là nước hưởng lợi từ ngày 5-6-2019".
Quyết định mới nhất của Tổng thống Trump, vốn bị trì hoãn nhiều tháng, sẽ chấm dứt sự đối xử ưu tiên theo Chương trình ưu tiên nói chung được áp dụng trong nhiều thập kỷ nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế trên khắp thế giới.
Tổng thống Trump vào hôm 30-5 Ảnh: BLOOMBERG
Về phía Ấn Độ, nước này đã đưa ra một số giải pháp cho Washington trong các cuộc đối thoại song phương nhưng "đáng tiếc", các đề xuất này không được chấp nhận. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ khẳng định Ấn Độ sẽ vẫn tiếp tục cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ dẫu rằng các quyết định liên quan đến thương mại của nước này sẽ được quyết định bởi quan điểm riêng. Theo chính quyền của ông Trump, những lo lắng xung quanh điều kiện tiếp cận thị trường của hàng hóa Mỹ khiến họ đưa ra quyết định rút đi ưu tiên cho Ấn Độ.
Hồi tháng 5, chính quyền Mỹ ngừng cơ chế ưu đãi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ là nước hưởng lợi thứ 5 trong chương trình. Một số công ty xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ trước đây được cho phép xuất hàng vào Mỹ mà không phải chịu thuế nhập khẩu. Giá trị hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thuế trước đây ước khoảng 1,7 tỉ USD. Ấn Độ hưởng lợi với 5,7 tỉ USD hàng hóa được miễn thuế vào Mỹ.
Những lo lắng xung quanh điều kiện tiếp cận thị trường của hàng hóa Mỹ khiến họ đưa ra quyết định rút đi ưu tiên cho Ấn Độ. Ảnh: BLOOMBERG
Thông báo mới nhất về việc ngừng miễn trừ thuế quan với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên thệ nhậm chức, sau chiến thắng nhiệm kỳ thứ 2 vào cuộc tổng tuyển cử tuần trước. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ mới đây cảnh báo về cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng.
Quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể coi như cú sốc với Ấn Độ sau khi nước này nhượng bộ trước áp lực từ phía Mỹ bằng việc không mua dầu thô từ Iran, theo người phát ngôn của đảng Quốc Đại Randeep Singh Surjewala. Theo ông Surjewala, những ngành nghề chịu nhiều sức ép nhất trong bối cảnh mới sẽ bao gồm ngành nông nghiệp, phụ tùng ô tô và dược phẩm.
Ông Narendra Modi ký tên vào văn bản trong buổi lễ tuyên thệ ngày 30-5. Ảnh: BLOOMBERG
Trong khi đó, Dan Anthony thuộc một hiệp hội thương mại ở Mỹ cho rằng quyết định này sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ phải nộp hơn 300 triệu USD tiền thuế bổ sung mỗi năm. Một số nhà xuất khẩu của Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rào cản tiếp cận thị trường hiện tại ở Ấn Độ và những người khác, bao gồm cả nông dân, rất có thể phải chịu mức thuế trả đũa mới.
Từ nhiều tháng trước, Washington dọa sẽ ngừng cơ chế ưu tiên dành cho Ấn Độ, việc chính quyền Tổng thống Trump trì hoãn công bố quyết định cho đến sau cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ cho thấy phía Mỹ không muốn gây ra nhiều tổn hại đến Thủ tướng Ấn Độ về mặt chính trị. Một trong những chính trị gia rất có tiếng nói trong chính quyền Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, thể hiện quan điểm bất bình khi Ấn Độ tự nhận là nước đang phát triển tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trùm Hitler bị quân Đồng minh đánh lừa đau đớn thế nào?
Trước khi thực hiện cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử lên vùng Normandy (Pháp) ngày 6/6/1944), quân Đồng minh đã thực hiện chiến dịch ... |
Bắc Kinh nói Washington chớ coi thường quân đội Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc gặp người đồng cấp Mỹ, nhấn mạnh về vấn đề Đài Loan và quyết tâm bảo vệ chủ quyền ... |
H.Bình (Theo Bloomberg)