Ấn Độ chuẩn bị đợt tiêm vaccine COVID-19 ‘lớn nhất thế giới"

Chính phủ Ấn Độ đang phân phối vaccine đến các địa phương trên cả nước để chuẩn bị cho đợt tiêm chủng được gọi là lớn nhất thế giới.

Hôm 12/1, các hãng hàng không Ấn Độ bắt đầu cung cấp các lô vaccine COVID-19 trên khắp đất nước, sẵn sàng khởi động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho 1,3 tỷ người. Đây là chiến dịch tiêm chủng mà các quan chức Ấn Độ gọi là đợt tiêm chủng lớn nhất thế giới.

Các nhà chức trách Ấn Độ hy vọng sẽ tiêm chủng cho 300 triệu người có nguy cơ cao trong vòng 6 đến 8 tháng tới. Tiêm chủng dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào hôm 17/1.

Theo kế hoạch tiêm chủng, sẽ có 30 triệu nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác được ưu tiên tiêm lượt đầu tiên, tiếp theo là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc được coi là nhóm người có nguy cơ cao.

Ấn Độ chuẩn bị đợt tiêm vaccine COVID-19 ‘lớn nhất thế giới' - 1
Chính phủ Ấn Độ đang phân phối vaccine, chuẩn bị cho đợt tiêm chủng được gọi là lớn nhất thế giới. (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Hàng không dân dụng Ấn Độ Hardeep Singh Puri cho biết, các hãng hàng không sẽ giao 5,65 triệu liều vaccine tới các thành phố khác nhau. Tại bang Gujarat, quê hương của Thủ tướng Narendra Modi, các quan chức cho biết việc phân phối vaccine sẽ là địa điểm ưu tiên hàng đầu.

“Những vaccine COVID-19 này sẽ được đưa đến kho lạnh từ sân bay và nhanh chóng chuyển đến các quầy tiêm chủng”, Phó Thống đốc bang Gujarat Nitin Patel cho biết.

Hôm 11/1, Chính phủ Ấn Độ ký các thỏa thuận mua vaccine COVID-19 sản xuất tại Viện Huyết thanh của Ấn Độ. Nguồn tin Reuters cho biết, Viện Huyết thanh đang cung cấp khoảng 11 triệu liều vaccine COVID-19 cho Chính phủ Ấn Độ với giá 2,72 USD/liều.

Hôm 3/1, Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ phê duyệt sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine COVID-19, một loại do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển – được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ, và một loại do công ty địa phương Bharat Biotech phát triển.

Cơ quan y tế ở các bang miền Đông và miền Tây Ấn Độ cho biết, họ sẽ sử dụng kinh nghiệm từ các chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em đối với bệnh bại liệt để đảm bảo tất cả mọi người đều được tham gia vào đợt tiêm chủng lần này. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông kém chất lượng và hệ thống chăm sóc sức khỏe không đáp ứng tiêu chuẩn đang gây nhiều khó khăn cho các bang này trong triển khai công tác tiêm chủng.

Với gần 10,5 triệu người nhiễm bệnh, Ấn Độ là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới - sau Mỹ. Hôm 12/1, Ấn Độ ghi nhận 12.584 ca nhiễm nCoV, mức tăng hàng ngày thấp nhất trong nhiều tháng. Đến nay, có 151.000 người tại Ấn Độ chết vì CO VID-19.

Vaccine Johnson & Johnson hứa hẹn đột phá Vaccine Johnson & Johnson hứa hẹn đột phá

Với một liều tiêm, vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson (J&J) có khả năng giảm gánh nặng hậu cần, tăng hiệu quả chống Covid-19.

Nữ hoàng Anh và phu quân tiêm vaccine Covid-19 Nữ hoàng Anh và phu quân tiêm vaccine Covid-19

Vợ chồng Nữ hoàng Anh được bác sĩ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên trong lâu đài Windsor.

Thủ tướng Singapore tiêm vaccine COVID-19 Thủ tướng Singapore tiêm vaccine COVID-19

Hôm 8/1, Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhận mũi tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên và kêu gọi người Singapore thực hiện tiêm chủng nhằm ...

/ vtc.vn