Tháng 11 hàng năm được coi là tháng tri ân nhà giáo, những người đã vất vả, hi sinh để giáo dục thế hệ trẻ nên người. Chợt chạnh lòng, khi nghĩ đến hàng trăm nhà giáo mầm non với mức lương hưu 1,3 triệu/tháng, có được quan tâm, tri ân?
35 năm dạy học, cô Hoàng Thị Huệ (Can Lộc, Hà Tĩnh), nghỉ hưu với mức lương 1,3 triệu/tháng. Ảnh: QĐ |
Câu trả lời là có. Vào mỗi dịp 20.11 hàng năm, các nhà trường cũ không quên các cô, mời các cô đến dự lễ, có lời cảm ơn và gửi tặng các cô món quà nhỏ. Rồi các cô cũng tham gia hội Cựu giáo chức, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Nhưng các trường mầm non cũng còn nhiều khó khăn, phải tập trung nguồn lực chăm lo cho các cháu, nên món quà tặng các nhà giáo nghỉ hưu, chỉ là bông hoa có tính chất tượng trưng.
Còn lại, hàng ngày các cô phải chật vật, căn cơ với mức lương hưu chỉ đủ ăn sáng, trong khi nhu cầu chi tiêu rất lớn cho tuổi già, bệnh tật, lo con cái, và nhiều mối quan hệ xã hội khác.
Thật nghịch lý khi các cô nghỉ hưu lại phải lo tìm việc làm thêm. Mà ở tuổi đó, chỉ làm được các việc chân tay thông thường như trông trẻ, làm nông, chăn trâu bò, nuôi gà vịt… rất vất vả mà thu nhập quá thấp.
Các cô đã hết tuổi lao động, phải được nghỉ ngơi, nhưng lại phải lo toan vất vả với bài toán mưu sinh, đến lúc không làm được nữa mới thôi.
Câu trả lời của các cơ quan chức năng là mức lương của các cô, đã “đúng quy định”, thậm chí một số trường hợp đã được bù thêm cho đủ con số mức lương tối thiểu. Một giáo sư đại học, từng công tác ở Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ: “Họ nói lương các cô như vậy là đúng quy định, nhưng là quy định nào? Quy định ấy do chúng ta đặt ra, nếu không hợp lý thì phải xem lại, điều chỉnh chứ”.
Theo vị giáo sư, lương hưu tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu, vì đây không phải là trợ cấp xã hội, và đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ thời gian, hiện không còn sức lao động. Luật cần quy định, tính toán mức lương tối thiểu trên những thông số cơ bản và cập nhật, để bảo đảm duy trì cuộc sống tối thiểu, theo mặt bằng chung.
Và còn rất nhiều nhà giáo nghỉ hưu, dù lương có cao hơn giáo viên mầm non, nhưng cũng phải đối mặt với bệnh tật, khó khăn. Nhiều nhà giáo bị bệnh hiểm nghèo, triền miên “đón” Tết, đón ngày nhà giáo một mình trong bệnh viện.
Tại Nghệ An, vào mỗi dịp Tết, ngày 20.11, lãnh đạo ngành và Công đoàn giáo dục có chương trình đi thăm, tặng quà các nhà giáo đang nằm viện, hoàn cảnh khó khăn. Cử chỉ tri ân này, rất quý, nhưng chưa đủ.
Một khi nhà giáo về hưu còn sống vất vưởng với mức lương hưu chỉ tương đương trợ cấp xã hội, và các nhà giáo đang đứng trên bục giảng còn phải chật vật với bài toán mưu sinh, thì những lời tri ân còn ngượng ngùng, lạc lõng.
Nhân 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam: Đâu là món quà tri ân đáng giá nhất?
Trước thềm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, một số sở GD-ĐT địa phương tuyên bố không tiếp khách, không nhận hoa, không ... |
Sở GDĐT TPHCM tuyên bố không nhận hoa, tiếp khách dịp 20.11
Ông Lê Hồng Sơn - GĐ Sở GDĐT TPHCM - vừa ra văn bản số 4079/GDĐT-VP, với nội dung chỉ nhận thiệp điện tử chúc ... |
http://laodong.vn/dien-dan/ai-tang-qua-cho-cac-co-giao-mam-non-luong-huu-13-trieu-thang-575771.ldo